Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

HOA THƯỜNG SƠN

















HOA THƯỜNG SƠN

Quê em Bắc Thái - Lạng Sơn...
Giúp bao người bệnh cắt cơn sốt rừng.
Mùi hôi tí, cũng gắng dùng
Sốt rét đặc trị....xin đừng bỏ em.

BXP

Sưu tập

 (ST lại Bài 167)
Thường sơn - Dichroa febrifuga, chi Dichroa, họ Hydrangeaceae (tú cầu, tử dương hay bát tiên), Bộ Sơn thù du Cornales)

Mô tả: Cây nhỏ cao 1-2m. Thân nhẵn, hình trụ màu xanh hay tím nhạt. Rễ dài, nhỏ, màu vàng, cong queo. Lá mọc đối, hình ngọn giáo, mép khía răng; cuống lá và gân giữa có màu tím. Cụm hoa ở ngọn thân hoặc nách lá. Hoa màu xanh lam hoặc hồng tía. Quả mọng nhỏ màu lam hay tím. Mùa hoa tháng 5-7, quả tháng 8-9.  
Nơi mọc: Cây mọc phổ biến ở trong rừng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hải Phòng đến Lâm Đồng.
Công dụng: Vị đắng, tính hàn, Thường dùng trị sốt, rét, sốt cách nhiệt, sốt rét ba ngày một; ho nhiều; ngộ độc thức ăn. Đã được sử dụng từ lâu làm đầu vị chữa sốt rét, công hiệu gấp 10 lần quinin, nhưng có mùi hôi khó chịu.


** GHI CHÚ: Tôi đã sưu tập cây Thường sơn thuộc Bộ Sơn thù du Cornales, nay nhân sưu tập hai cây Thường sơn trắng, Thường sơn tía thuộc Bộ Hoa môi Lamiales nên tôi sưu tập lại cây Thường sơn để bạn đọc dễ so sánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét