B.78- BỌ XÍT HẠI NHÃN VẢI
Bọ xít chích hút lộc và và quả non
Bọ xít trưởng thànhBọ xít non
Bọ xít trưởng thành giao phốiSưu tập :
B.78- Bọ xít hại nhãn vải - Tessaratoma papillosa
Bọ xít hại nhãn vải - Tessaratoma papillosa là một loài bọ xít trong họ Tessaratomidae. Chúng gây hại trên các cây nhãn và cây vải. Sâu non và sâu trưởng thành của bọ xít vải đều hại cây.
Đặc điểm
Trưởng thành có màu vàng nâu, mặt bụng bao phủ một lớp sáp màu trắng chiều dài thân 25–30 mm. có hình 5 cạnh, cánh trước là loại cánh nửa cứng. Trứng mới đẻ có dạng gần tròn, đường kính khoảng 2 mm, màu xanh nhạt hoặc vàng. Sau đó từ từ trở nên màu vàng nâu. Khi sắp nở, trứng có màu xám đen. Bọ xít non gồm 5 tuổi. Tuổi 1 dài khoảng 5 mm, tuổi 5 dài 18–20 mm. Trưởng thành có tính giả chết khi bị động mạnh hoặc khi trời nắng gắt thì rơi xuống đất sau khi hết động hoặc khi trời mát lại bò lên hại. Một đến hai ngày sau khi bắt cặp trưởng thành đẻ trứng.
Chúng là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với nhãn, vải. Bọ xít gây hại chủ yếu vào tháng 3-4 trong giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa kết trái, bằng cách chích hút nhựa làm rụng bông và quả, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của quả.Chúng chích hút dinh dưỡng ở các chồi non, quả non, gây ra hiện tượng hoa, rụng quả. Trứng bọ xít bị nhiều loài ong ký sinh, đó là Anatatus aff japonicus và ong Oeneyrtus fongi
Nguồn : Wikipedia & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018
B.78- BỌ XÍT HẠI NHÃN VẢI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét