Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

2245- RIỀNG RỪNG


(Sưu tập bổ xung Bộ Gừng)















RIỀNG RỪNG

Em, Riềng rừng, vốn loài thân thảo
Lá hình ngọn giáo, nhọn hai đầu
Hoa ở ngọn, màu da cam hay trắng
Gia vị ngon, làm thuốc rất hay.

BXP

Sưu tập mới

Riềng rừng - Alpinia conchigera, Chi Riềng Alpinia, họ Gừng - Zingiberaceae, 19-bộ Zingiberales Bộ Gừng (nhánh 4)
.
Mô tả: Cây thảo cao khoảng 80cm. Lá hình dải ngọn giáo, nhọn hai đầu, có mũi nhọn ở chóp, có lông ở trên gân chính, dài 17cm, rộng 3cm; bẹ lá có khía; cuống lá có cánh, rất ngắn. Chùy hoa ở ngọn, dài 11cm; lá bắc hình ống cao 5-7mm; bông nhỏ khoảng 15-25. Hoa dài 1cm, màu trắng hay da cam, tràng hoa có thùy trái xoan, lõm, nhẵn hay có lông rải rác và dễ rụng; cánh môi rất lõm rồi cuốn lại, có 3 thùy. Quả mọng hình cầu, đường kính 8mm, nâu đỏ khi khô. Hạt 3-5, vàng nâu, có vị cay của Hồ tiêu.
Nơi mọc: Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia. Ở nước ta, cây thường gặp ở những nơi ẩm, dựa suối dưới tán rừng một số tỉnh ở Nam bộ từ Ðồng Nai tơi An Giang. Có thể thu hái thân rễ quanh năm.
Công dụng: Vị cay, tính nóng, có mùi thơm; có tác dụng kiện tỳ giúp tiêu hóa và giảm đau; còn có tác dụng phấn khích, trị ho.
Thân rễ cũng được sử dụng như các loài Riềng khác làm gia vị, làm men rượu.
Ở Campuchia, nó được dùng làm thuốc kích thích, trị ho, làm ra mồ hôi và điều chỉnh sự xuất huyết tử cung. Phối hợp với những thuốc khác dùng uống trong chữa ho mạn tính, các bệnh đau gan với vàng da, đau đầu, chóng mặt và viêm tử cung. Dùng ngoài để chế thuốc đắp chữa bệnh gan, đau dây thần kinh và thấp khớp.
Ở Malaixia, lá dùng riêng hoặc phối hợp với thân rễ được sử dụng rộng rãi làm thuốc chuyền máu. Hơ nóng lên dùng đắp khi đau thấp khớp, nước hầm lá dùng để tắm rửa. Lá giã ra dùng đắp sau khi sinh đẻ và xoa vào cơ thể chống đau trong xương.

Ở Trung Quốc, rễ và thân được dùng chữa ngực bụng trướng đau, tiêu hóa không bình thường, đau bụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét