Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 41


Những sinh vật trong suốt

Để tự vệ, nhiều loài vật dưới biển tận dụng sự trong suốt như một cách ngụy trang. Thân hình mờ ảo cũng giúp chúng khoe ra những sắc màu độc đáo trong cơ thể.

1- Con bạch tuộc phát ra ánh sáng neon ở Hawaii. Hầu hết các loài bạch tuộc không có bộ xương trong, như các loài động vật thân mềm khác

2- Cá nóc hòm trong suốt có chiếc bụng tròn xoay và 2 sừng ngắn ở trên mắt.

3- Thủy tức khoe những xúc tu trong suốt tại biển Weddell, Nam cực

4- Con sên biển có hình trái tim ở biển Weddell.

5- Con mực trong suốt phát ra màu đỏ và tím. Có gần 300 loài mực khác nhau ở đại dương

6- Ảnh phóng to chiếc đầu của một con sâu lông cứng ở biển Weddel, làm nổi bật chiếc mồm hình cái kèn của nó

7- Một sinh vật phù du chân kiếm trôi nổi ở biển Weddell. Chúng có họ hàng với tôm cua.

8- Bóng tối ở đáy biển Weddell giúp con sứa lược khoe các tế bào phát quang sặc sỡ trong cơ thể.

9- Loài nhuyễn thể Nam cực với chiếc bụng chứa đầy tảo vàng ở biển Weddell.

10- Sứa scyphomedusa có hình bông hoa trôi nổi ở biển Weddell.

11- Do thiếu các biện pháp tự vệ nên nhiều loài cá ấu trùng tận dụng sự trong suốt như một cách ngụy trang.

12- Con sứa tí hon với thân hình màu da cam ở biển Weddell.

13- Ấu trùng tôm trong suốt cưỡi trên lưng một con sứa trong suốt khác ở Hawaii

14- Con mực trắng đục sử dụng cặp mắt to đùng để đi lại trong đêm ở Papua New Guinea

15- Cá bơn trong giai đoạn phôi thai trông như những bóng ma vật vờ ở Hawaii
***
Loài ốc kỳ lạ vỏ trong suốt như thủy tinh
Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài ốc kỳ lạ mới có vỏ ngoài trong suốt như thủy tinh sống trong hang động sâu nhất ở Croatia.

Ốc Zospeum tholussum vỏ trong suốt vừa được phát hiện.

Những sinh vật nhỏ bé này được chứng nhận là loài mới và sống tại một trong 20 hệ thống hang động sâu nhất thế giới: Lukina Jama–Trojama thuộc Croatia.
Loài động vật mới được phát hiện có tên khoa học là Zospeum tholussum, thuộc họ ốc đất được ghi ghép trong tạp chí Subterranean Biology (Sinh học dưới lòng đất).
Các nhà khoa học đến từ Đại học Goethe, Frankfurt – Đức và Hiệp hội sinh vật học Croatia không thể tìm thấy vết bò của chúng nên đoán là chúng chỉ đứng một chỗ trong bóng tối ở các hang động ngầm.

Loài động vật tí hon được tìm thấy ở độ sâu 980 m, trong một hang động ngầm toàn đất và cát với một dòng nước nhỏ chảy qua. Loài ốc này thường thích sống môi trường nhiều bùn, gần chỗ thoát nước của hang động nên các nhà khoa học suy đoán rằng chúng phân tán đi các nơi khác nhờ nước hay các động vật lớn hơn.
Lukina Jama–Trojama là hệ thống hang động sâu nhất Croatia và được biết đến với những đường cong đặc biệt, những hốc dài với độ sâu – 1.392 m.
***
Giun thông Noel


Giun thông Noel có dạng hình nón với hai bộ lông hình xoắn ốc tuyệt đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét