Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

B.3.210- BƯỚM QUÝ TỘC ABSOLON

B.3.210- BƯỚM QUÝ TỘC ABSOLON
Sưu tập :

8- Chi Bebearia
B.3.210- Bướm Quí tộc Absolon – Bebearia absolon

Bebearia absolon là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Bebearia, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được tìm thấy ở Guinea, Sierra Leone, Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Cameroon, Gabon, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda và Tanzania. Môi trường sống bao gồm rừng.
Ấu trùng ăn các loài thuộc chi Trachyphrynium và chi Hypselodelphys họ Dong Marantaceae.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.209- BƯỚM QÚI TỘC RABENA

B.3.209- BƯỚM QÚI TỘC RABENA
Sưu tập :

B.3.209- Bướm Quí tộc Rabena – Aterica rabena

Aterica rabena là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Aterica, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được tìm thấy trên Madagascar. Môi trường sống bao gồm rừng.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.208- BƯỚM NỮ THẦN RỪNG

B.3.208- BƯỚM NỮ THẦN RỪNG
Sưu tập :

7- Chi Aterica
B.3.208- Bướm Nữ thần rừng – Aterica galene

Aterica galene, là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Aterica, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được tìm thấy ở Châu Phi.
Sải cánh là 45 - 55 mm.
Ấu trùng ăn các loài thuộc chi Trâm bầu Combretum, chi Bàng Terminalia họ Trâm bầu hay Bàng Combretaceae và chi Scottellia họ Achariaceae bộ Sơ riMalpighiales.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.207- BƯỚM BÁ TƯỚC MIỆT VƯỜN

B.3.207- BƯỚM BÁ TƯỚC MIỆT VƯỜN
Sưu tập :

B.3.207- Bướm Bá tước miệt vườn Tanaecia jahnu

Bướm Bá tước miệt vườn Tanaecia jahnuMalay là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Tanaecia, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.206- BƯỚM TỨ TƯỚC MALAY

B.3.206- BƯỚM TỨ TƯỚC MALAY
Sưu tập :

B.3.206- Bướm Tứ tước Malay – Tanaecia pelea

Tanaecia pelea, tử tước Malay là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Tanaecia, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae.
Tanaecia pelea có sải cánh khoảng 65 - 70 mm. Màu cơ bản của cánh trên là màu nâu nhạt với các cạnh màu xanh ngọc. Nó có dấu màu nâu sẫm trên khu vực cơ bản và một loạt các dấu hiệu hastate viền màu nâu sẫm (hình ngọn giáo).
Nó được tìm thấy ở Singapore, lục địa Malaysia, Borneo, Nias và Pulau Tioman.

Nguồn : Wikipedia & Internet

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

B.3.205- BƯỚM NÂU ĐUÔI BẠC


B.3.205- BƯỚM NÂU ĐUÔI BẠC





Sưu tập :
Sưu tập : 

B.3.205- Bướm nâu đuôi bạc Tanaecia lepidea Đst B.130-

Đặc điểm nhận dạng: Trước đây các loài trong giống Tanaecia được xếp vào giống Euthalia. Việc tách biệt hai giống này dựa trên sự khác nhau của gân cánh trước. Tanaecia julli là loài phổ biến nhất trong giống này. Là loài lưỡng hình. Con đực rất dễ nhận diện mặt trên cánh màu nâu và có một vệt rộng màu xanh dương ở phía ngoài cánh sau. Con cái màu nâu nhạt, có các vân nâu sậm trên cánh và các đốm trắng không rõ mép ở gần chót cánh. Đây là kiểu màu sắc tương tự như con cái của nhiều loài trong giống Euthalia.
Một loài khác rất hay gặp chung với Tanaecia julii và cũng phổ biến là Bướm Giáp cánh liềm đuôi xám Tanaecia lepidea, có chót cánh trước uốn cong ra ngoài dạng lưỡi liềm, mép ngoài cánh trước và góc ngoài cánh sau viền xám nhạt. Loài Tanaecia cocytus tương tự Tanaecia lepidea, nhưng hiếm gặp hơn, kích thước nhỏ hơn, viền xám nhạt ở cánh sau rộng hơn, phần viền bạc ở cánh trước chỉ hiện diện ở góc ngoài cánh. Bướm cái lớn hơn và mặt dưới cánh sau có viền rộng và nhạt màu hơn. Sải cánh: 45-70mm.
Sinh học sinh thái:
Thường gặp dưới tán rừng thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp lá mục dưới tán rừng. Chúng bị hấp dẫn bởi trái cây mục rữa và những chất hữu cơ phân huỷ khác. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa. Đôi khi có thể quan sát thấy "chủ nhân" đánh đuổi rất lâu một con đực khác, kéo dài hàng giờ nếu xâm nhập vào lãnh thổ của nó. Về tập tính chúng giống như các loài bướm khác nói trên như bướm đuôi xanh, bướm ăn quả thối. Tuy nhiên loài này thích nơi rừng bị chặt, nơi trống trải, cây bụi,ở độ cao vừa và thấp. Sâu non sống trên một số loài cây Mua bà Melastoma malabathricum thuộc họ Mua Melastomataceae và cây Vừng Careya arborea họ Lộc vừng Lecythidaceae.
Phân bố: Phân bố từ Ấn độ đến Mian-ma, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia và Đông Dương; có mọi nơi ở Việt Nam. 

Nguồn : SVRVN &  Internet

B.3.204- BƯỚM NÂU ĐUÔI XANH


B.3.204- BƯỚM NÂU ĐUÔI XANH


Sưu tập :

B.3.204- Bướm nâu đuôi xanh Tanaecia julii

Đặc điểm nhận dạng: Trước đây các loài trong giống Tanaecia được xếp vào giống Euthalia. Việc tách biệt hai giống này dựa trên sự khác nhau của gân cánh trước. T.julli là loài phổ biến nhất trong giống này. Là loài lưỡng hình. Con đực rất dễ nhận diện mặt trên cánh màu nâu và có một vệt rộng màu xanh lục ở phía ngoài cánh sau. Con cái màu nâu nhạt, có các vân nâu sậm trên cánh và các đốm trắng không rõ mép ở gần chót cánh. Đây là kiểu màu sắc tương tự như con cái của nhiều loài trong giống Euthalia. Sải cánh: 65-80mm.
Sinh học sinh thái: Sống ở rừng nguyên sinh nơi đất thấp. Thường gặp dưới tán rừng thứ sinh có cây gỗ nhỏ, cây bụi. Hay đậu dưới đất, trên lớp lá mục dưới tán rừng. Chúng bị hấp dẫn bởi trái cây mục rữa và những chất hữu cơ phân huỷ khác. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa. Đôi khi có thể quan sát thấy "chủ nhân" đánh đuổi rất lâu một con đực khác, kéo dài thàng giờ nếu xâm nhập vào lãnh thổ của nó. Loài này thường gặp nhiều ở thảm thực vật thứ sinh, dọc theo lối khai thác gỗ trong rừng và các con suối ở những độ cao khác nhau.
Thức ăn của sâu non có số liệu cho rằng sâu non sống trên một số loài cây thuộc họ Mua Melastomataceae và Lộc vừng Baringstonia sp thuộc họ Lộc vừng Lecythidaceae.
Phân bố: Phân bố từ Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Mian-ma qua Thái Lan và Đông Dương đến Hải Nam và bán đảo Malaysia. Phổ biến khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài có phổ phân bố rộng nhưng ít gặp. Nó có thể đóng vai trò sinh vật chỉ thị hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn tốt nên có nhiều lớp lá mục và bóng râm - là nơi cư trú mà chúng ưa thích nhất 

Nguồn : SVRVN &  Internet

B.3.203- BƯỚM NÂU HOA OẢI HƯƠNG


B.3.203- BƯỚM NÂU HOA OẢI HƯƠNG
Sưu tập :

6- Chi Tanaecia
B.3.203- Bướm nâu hoa oải hương – Tanaecia cocytus

Tanaecia cocytus là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Tanaecia, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae được tìm thấy ở Nam và Đông Nam Á.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.202- BƯỚM BÁO ĐỐM

B.3.202- BƯỚM BÁO ĐỐM
Sưu tập :

5- Chi Neurosigma
B.3.202- Bướm báo đốm – Neurosigma siva

Bướm báo đốm – Neurosigma là một loài bướm Quí tộc thuộc chi đơn loài Neurosigma, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae, được tìm thấy ở châu Á.

Nguồn : Wikipedia & Internet

B.3.201- BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐỎ

B.3.201- BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐỎ
Sưu tập :

B.3.201- Bướm giáp ngọc chót râu đỏ Lexias pardalis

Đặc điểm nhận dạng: Đây là loài bướm có kích thước lớn trong họ Nymphalidae có hầu hết các đặc điểm chung và tương tự như loài Lexias dirtea ngoại trừ màu sắc của chót râu. Con đực và cái khác nhau, con cái lớn hơn con đực. Cả con đực và cái thuộc loài này rất giống với một loài khác là Bướm Giáp ngọc lớn chót râu đen Lexias dirtea. Hai loài này cũng phân bố chung ở một số khu vực nên khó phân biệt bằng cách quan sát. Đặc điểm đáng tin cậy nhất để phân biệt hai loài chót râu phía ngoài của loài Lexias dirtea màu sậm gần như đen, trong khi ở L.pardalis là màu cam đỏ. Có một số loài bướm khá giống nhau ở Việt Nam, tuy nhiên Bướm Giáp ngọc lớn chót râu cam đỏ hay còn gọi là Bướm ăn quả thối được phân biệt bởi màu vàng cam đỏ của chót râu. Sải cánh: 80 -105mm.
Sinh học, sinh thái: Các loài trong giống Lexias phần lớn sống dưới tán rừng, hầu như không thấy bay ra các trảng trống. Cả con đực lẫn con cái đều thích hút dịch của các loại trái cây chín rữa. Chúng thuộc nhóm bướm cảnh giác, khó lại gần để quan sát. Con cái khi phát hiện người ở gần thường bay vào mép rừng dưới gốc cây lớn. Nếu người quan sát tiếp tục đi theo, nó không bay mất hẳn mà thường bay ra xa từng đoạn ngắn, len lỏi giữa các gốc cây. Con đực khi thấy người cũng bay vào dưới tán cây rừng, nhưng cũng có lúc nó bay ra xa dọc theo đường mòn. Cả bướm đực và cái đều bị hấp dẫn bởi mùi của lá và quả thối. Chúng bay nhanh gần mặt đất, đôi khi khó phát hiện ra chúng do mặt dưới của chúng giống như thảm lá. Sâu non sống trên cây Dọc (họ Bứa Clusiaceae).
Phân bố: Vùng phân bố khá rộng từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Hải Nam, còn phía Nam qua Đông Dương và bán đảo Malaysia đến quần đảo San đa tới Philippin. Gặp khắp nơi ở Việt Nam. Bướm được đặt tên theo tập tính ăn quả thối rữa.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng nhưng không dễ gặp. Chúng có thể dùng làm sinh vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh còn tốt có nhiều lá, quả cây rụng trên nền đất ẩm ướt dưới tán rừng; đó là nơi sống và điều kiện thích hợp nhất với chúng. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại vì đã có cây thức ăn và lại là loài bướm Giáp to, đẹp và hiếm gặp.

Nguồn : SVRVN & Internet

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

B.3.200- BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐEN

B.3.200- BƯỚM GIÁP NGỌC CHÓT RÂU ĐEN
Sưu tập :

B.3.200- Bướm giáp ngọc chót râu đen Lexias dirtea Đst B.82-

Đặc điểm nhận dạng: Giống Lexias trước kia được xếp vào giống Euthalia. Lexias dirtea là một trong những loài có kích thước lớn trong họ Bướm giápNymphalidae. Con đực và cái khác nhau, là loài dị hình. Con đực có mặt trên cánh đẹp một cách khỏe khoắn và khiêm tốn: gần mép và mép ngoài cánh trước màu đen xanh lục; nửa ngoài và mép ngoài cánh sau xanh dương với một hàng chấm gần mép và mép màu đen ánh xanh lục nhạt. Phần còn lại về phía gốc cánh trước và sau có màu đen với các chấm nhỏ cam đỏ, trắng rải thưa thớt dọc theo mép trên cánh. Con cái lớn hơn con đực có màu nền đen với các dải chấm nhiều màu sắc rải đều theo nhiều hàng lối trên cả 4 cánh, khi nhìn vào có cảm giác như các chuỗi hạt ngọc lung linh. Cả con đực và cái thuộc loài này rất giống với một loài khác là Bướm Giáp ngọc lớn chót râu cam đỏ đen Lexias pardalis. Hai loài này cũng phân bố chung ở một số khu vực nên khó phân biệt bằng cách quan sát. Đặc điểm đáng tin cậy nhất để phân biệt hai loài là chót râu phía ngoài của loài Lexias dirtea màu sậm gần như đen, trong khi đó ở Lexias pardalis là màu cam đỏ. Nửa ngoài cánh trước con cái L.dirtea có những đốm trắng to được bài trí gần với mép trên của cánh. Ở con đực Lexias dirtea và con đực cũng như con cái của loài Lexias pardalis không có các đốm trắng lớn như vậy ở cánh trước mà chỉ có những chấm nhỏ đều nhau màu trắng ngà hoặc vàng sáng. Sải cánh: 80 -105mm.
Sinh học, sinh thái: Các loài trong giống Lexias phần lớn sống dưới tán rừng, hầu như không thấy bay ra các trảng trống. Cả con đực lẫn con cái đều thích hút dịch của các loại trái cây chín rữa. Chúng thuộc nhóm bướm cảnh giác, khó lại gần để quan sát. Con cái khi phát hiện người ở gần thường bay vào mép rừng dưới gốc cây lớn. Nếu người quan sát tiếp tục đi theo, nó không bay mất hẳn mà thường bay ra xa từng đoạn ngắn, len lỏi giữa các gốc cây. Con đực khi thấy người cũng bay vào dưới tán cây rừng, nhưng cũng có lúc nó bay ra xa dọc theo đường mòn. Chúng thích sống ở rừng nguyên sinh nơi có những trảng trống trên độ cao tới 4000 fit. Một loài khác cũng có thể gặp chung với L.dirtea ở miền Nam là Bướm Giáp đen lớn chấm trắng Lexias albo-punctata. Con đực màu đen với hai chấm trắng rất rõ ở gần chót cánh. Con cái kích thước rất lớn, trông tương tự như con cái của hai loài trên, nhưng các vệt sáng màu ở cánh sau ngả sang xanh tím, cánh trước có các đốm màu trắng chứ không hơi vàng như hai loài kia. Sải cánh: 80-105mm.
Phân bố: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Phân bố toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng nhưng không dễ gặp. Chúng có thể dùng làm sinh vật chỉ thị cho rừng nguyên sinh còn tốt ở đó có nhiều lá, quả cây rụng trên nền đất ẩm ướt dưới tán rừng là nơi sống và điều kiện thích hợp nhất với chúng

Nguồn : SVRVN & Internet

B.3.199- BƯỚM QÚI TỘC CYANIPARDUS

B.3.199- BƯỚM QÚI TỘC CYANIPARDUS
Sưu tập :

B.3.199- Bướm Quí tộc Cyanipardus – Lexias cyanipardus

Lexias cyanipardus là một loài bướm Quí tộc thuộc chi Lexias, Tông Adoliadini, Phân họ Limenitidinae Họ Bướm giáp Nymphalidae. Nó được mô tả lần đầu tiên bởi Arthur Gardiner Butler vào năm 1869. Nó được tìm thấy ở vương quốc Indomalayan.

Nguồn : Wikipedia & Internet