Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

1.269- VÔ ƯU
















VÔ ƯU

Lâm Tỳ Ni Ma D dạo gót
Gốc Vô ưu tay với vin cành
Ngay sau đó ...Phật đản sinh...
Loài hoa tươi thắm tâm linh đạo mầu.

BXP

Sưu tập

Cây Vô ưu hay Vàng anh lá bé - Saraca asoca, (Saraca indica L), chi Saraca, Họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu Fabales

Mô tả: Cây cao 5-20m, không gai và nhẵn. Lá kép lông chim chẵn, với 4-6 đôi lá chét, gần hình ngọn giáo thuôn, tù hay nhọn ở đầu, tròn và tù ở gốc, dài 15-20cm, rộng 5-7cm, màu lục sẫm và bóng ở trên, nhạt màu hơn ở dưới. Hoa màu cam, thành ngù đặc ở nách lá. Quả đậu đen, dài 9-24cm, rộng 4cm và hơn, dẹp, gần hóa gỗ; hạt 4-8, gần hình cầu, dài 35mm.
Ra hoa tháng 2, quả tháng.
Nơi mọc: Ở nước ta, cây mọc ở ven nước, chỗ ẩm mát trong rừng ở nhiều nơi tới độ cao 500m. Cũng thường được trồng làm cảnh.

Công dụng: Cây trồng cảnh. Ở Ấn Độ, vỏ dùng trị bệnh đau dạ con và trị rong kinh; cũng dùng trị bò cạp cắn. 

1.268- SA LA




SA LA

Gốc quê em miền Hy Mã Lạp
Phiến xoan thuôn, tán lá tỏa tròn
Là nơi Phật nhập Niết Bàn
"Sa la long thọ" mãi còn khắc ghi.

BXP

Sưu tập

Cây sala - Shorea robusta, chi Shorea, Họ Dầu hay Họ Hai cánh - Dipterocarpaceae, Bộ Malvales - Bông, Cẩm quỳ

Mô tả: Là một cây gỗ cứng, cao 30-35 m, tán lan rộng và hình cầu. Lá dài 20 cm, đơn giản, sáng bóng và nhẵn, màu xanh lá cây tinh tế, hình bầu dục rộng rãi tại các cơ sở. Quả to hình trứng.
Nơi mọc: Nguồn gốc tại Ấn Độ, miền nam dãy Hy Mã Lạp, về sau được trồng nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á.

Công dụng: Hạt được nghiền thành bột để làm bánh mì. Hạt chứa dầu 14-20% ("sal bơ") được sử dụng để nấu ăn, như một thay thế bơ ca cao để chiếu sáng, và cho các mục đích công nghiệp. 

1.267- ĐẦU LÂN



ĐẦU LÂN

Hoa em cũng gọi Sa la
Người chơi cây cảnh gọi là Đầu lân
Hoa đặc biệt mọc từ thân
Nhuốm mầu Phật đạo gửi thân chùa chiền.

BXP

Sưu tập

Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng - Couroupita guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng, Chiếc, Bộ Ericales Bộ Thạch nam hay Đỗ quyên

Mô tả: Cây đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755.
Là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa đầu lân ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 3m. Quả lớn tròn to đường kính quả 15–24 cm, có 200-300 hạt trong một quả.
Nơi mọc: Nguồn gốc ở Guyana(Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á.
Công dụng: Quả Đầu lân có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Dùng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữađau răng.

Gắn với Phật giáo
Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật đản sinh ở gốc cây vô ưu (Saraca asoca), trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni), và nhập diệt giữa hai cây sala (Shorea robusta), tại Kusinara (Câu-thi-na). Vì thế ngày nay, ngoài cây bồ-đề ra thì cây sala cũng được trồng tại các khuôn viên chùa chiền. Tuy nhiên, tại Sri Lanka, Thái Lan và một số quốc gia Phật giáo khác thì cây sala thường bị nhầm lẫn với cây Đầu lân này. Do dó tại các chùa chiền cũng thường trồng cây đầu lân. Trong giới chơi cây cảnh ở Việt Nam, cây này có tên là cây ngọc kỳ lân, đầu lân hay hàm rồng

Tôi đã sưu tập cây Đầu lân Bài 128, với tên ngọc kỳ lân, đầu lân, sa la...Ngày nay đọc nhiều trang web cũng thấy nói Đầu lân, Sa la, Vô ưu là một. Nhưng tìm hiểu kỹ hơn qua wikipedia, tôi thấy nó là ba cây khác nhau:
+ Cây đầu lân, còn gọi là ngọc kỳ lân, hàm rồng - Couroupita guianensis, chi Couroupita, Họ Lecythidaceae Lộc vừng, Chiếc, Bộ Ericales Bộ Thạch nam hay Đỗ quyên
+ Cây sala - Shorea robusta, chi Shorea, Họ Dầu hay Họ Hai cánh - Dipterocarpaceae, Bộ Malvales - Bông, Cẩm quỳ
+ Cây Vô ưu hay Vàng anh lá bé - Saraca asoca, chi Saraca, Họ Đậu - Fabaceae, bộ Đậu Fabales

Tôi sửa đăng lại Bài 128, đồng thời sưu tập thêm hai cây Sa la (Bộ Bông) và Vô ưu (Bộ Đậu). Bộ Bông và Bộ Đậu tôi đã sưu tập, nay sưu tập thêm hai cây Sa la và Vô ưu, đăng đồng thời với cây Đầu lân để bạn đọc tham khảo. Cây Bồ đề gắn với lịch sử Phật giáo, tôi đã sưu tập Bài 689- Cây Đề hay Bồ đề (họ Dâu tằm, bộ Hoa hồng). Còn cây nữa cũng gọi Bồ đề (họ Bồ đề, bộ Đỗ quyên), tôi sắp sưu tập, nhưng nó không liên quan gì đến cây Bồ đề Phật giáo

1.266- LỘC VỪNG




LỘC VỪNG

Lộc vừng tươi rủ màn hoa
Tưởng như màn lệ có pha máu hồng
Một thiên tình sử não nùng!
Một loài hoa đẹp hiến dâng cho đời.

BXP

Sưu tập

Lộc vừng, Chiếc, Lộc mưng - Barringtonia acutangula, Chi Barringtonia Lộc vừng, Họ Lecythidaceae - Lộc vừng, Mưng, Chiếc,  Tam lang, Bộ Ericales Thạch lam hay Đỗ quyên

ST lại Bài 13 (Do trước đây chưa có kinh nghiệm, ảnh không hiện nên nay sửa đăng lại)
Mô tả: Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 7m. Lá có phiến dày, dai, dài 15 - 20cm, mép có răng mịn; gân bên 10 đôi; cuống lá 10 - 15mm. Cụm hoa hình chùm thòng ở ngọn, dài 30 - 50cm, hoa có màu đỏ, rộng cỡ 1,5cm; cánh hoa dính nhau ở gốc, cao 1cm.
Quả hình bầu dục, dài 3cm, có 8 cạnh tròn; hạt 1.
Nơi mọc: Phân loài của các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có gặp từ Hòa Bình vào đến Bình Dương. Cây mọc dọc rạch, sông.

Công dụng: Cây ưa nước, thường trồng làm cảnh gần hồ ao.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

1.265- HOA HIÊN



HOA HIÊN

Kim châm hay gọi Hoa hiên
Rễ chùm, cây thảo, lá nguyên dải dài
Hoa vàng hình phễu xinh tươi
Chữa nhiều bệnh tật được người quý yêu.

BXP

Sưu tập

Hoa hiên hay Kim châm - Hemerocallis fulva, chi kim châm hay hoa hiên, Họ Xanthorrhoeaceae Thích diệp thụ, Bộ Asparagales Măng tây hay Thiên môn đông

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao tới 1m, có nhiều rễ củ tròn, xếp thành chùm. Lá nguyên, hình dải hẹp, dài 30-60cm, rộng 2-5cm, mọc xoè ra, thường gập xuống ở phía ngọn. Hoa to màu vàng, hình phễu, mọc 5-6 cái trên một tán hoa, phân nhánh. Quả hình 3 cạnh, chứa nhiều hạt đen bóng.
Mùa hoa 6-8 quả tháng 8-9. 
Nơi mọc: Cây của vùng ôn đới châu Âu và châu Á, được trồng ở nhiều nơi làm cây cảnh, lấy hoa chế Kim châm và làm rau ăn. Trồng bằng mầm rễ vào mùa xuân và mùa thu.
Công dụng: Rễ được dùng chữa: Viêm bàng quang, giảm niệu, đái ra huyết. Chảy máu cam, ho ra máu. Viêm gan vàng da. Viêm vú, viêm tuyến mang tai, viêm tai giữa, đau răng. Liều dùng 5-15g dạng thuốc sắc. Có thể giã cây tươi đắp ngoài.

- Lá và hoa dùng chữa: Chảy máu cam; Đắp trị sưng vú; Động thai.

1.264- LÔ HỘI




LÔ HỘI

Lá em giúp giữ gìn sắc đẹp
Dưỡng làn da trắng mịn chống già
Hoa vàng rủ xuống thướt tha
Bế kinh, xung huyết, ho gà ...có em.

BXP

Sưu tập

V- Họ Xanthorrhoeaceae Thích diệp thụ:
Lô hội hay Lưu hội, Nha đam - Aloe vera L, var. chinensis, chi Aloe hay Aloë: Lô hội, Họ Xanthorrhoeaceae Thích diệp thụ, Bộ Asparagales Măng tây hay Thiên môn đông

Mô tả: Cây mập màu xanh tươi. Thân ngắn hoá gỗ mang một bó lá dày, mọng nước, hình ngọn giáo, mép có gai, đầu nhọn, có những đốm trắng ở mặt trên. Cán hoa cao đến 1m, mang một chùm hoa thõng xuống. Hoa to, đều có các mảnh bao hoa dính lại với nhau thành ống dài bằng phiến hoa, màu vàng lục nhạt. Quả nang hình trứng thuôn, màu xanh, khi già nâu nâu, chứa, nhiều hạt.
Cây ra hoa vào mùa thu. 
Nơi mọc: Cây của miền Bắc Phi châu và Tây Ấn Ðộ, được trồng làm cảnh. Trồng bằng những nhánh con tách ra từ cây mẹ.
Công dụng: Nhựa thường dùng trị: Kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón; đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong. Lá thường dùng trị: Ðau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ em co giật, suy dinh dưỡng, ho gà. Còn dùng trị sâu răng, viêm mủ da, vết chảy và bỏng, eczema.

Lô hội còn giúp làm đẹp làn da.