Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

1.256- SÂM ĐÁ
















SÂM ĐÁ

Kon Bông 2, xã Đak Rong
Nơi em sinh sống cuối vùng Gia Lai
Thân ngầm phát triển nhiều chồi
Bồi dưỡng sức khỏe ... nhiều người quý yêu.

BXP

Sưu tập

Cây sâm đá - Curculigo sp,

(Năm 2012, nhóm TS. Phan Văn Tân, Trường Đại học Tây Nguyên, đã điều tra cây Sâm đá, cây “sống khỏe”, cây thuốc tự nhiên gần như đặc hữu của Gia Lai, Kon Tum.)
Mô tả: Cây thân thảo, thường mọc thành cụm (3-6 cây), phần khí sinh (lá, thân giả) nảy chồi và sinh trưởng trong suốt mùa mưa, đầu mùa khô thân giả và lá bị khô và tàn lụi. Thân chính là thân ngầm và củ tồn tại qua mùa khô. Lá đơn nguyên, mọc cách; có chiều cao bằng với chiều cao cây; cuống lá có bẹ ôm lấy nhau tạo thành thân giả; mỗi cây có 4-6 lá. Phiến lá dạng ô van thon dài, không xẻ thùy, không răng cưa, dài 20-30 cm, rộng 8-12 cm, chóp lá và gốc phiến lá đều vuốt nhọn; dùng tay vò lá có cảm giác lá giòn, mùi thơm hắc nhẹ. Thân ngầm non có màu trắng, về già có màu hơi vàng, mùi thơm dịu, là cơ quan sinh sản, phát tán giống; từ thân ngầm mọc ra nhiều rễ tơ, đây là cơ quan hút nước, khoáng chất chủ yếu. Mỗi đoạn thân ngầm có thể hình thành 2-4 củ, khi già có màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, dẻo, dính, là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng giúp cây vượt qua khô hạn mùa khô; củ và thân ngầm có thể tồn tại vài ba năm. Thời điểm điều tra (tháng 6), cây sâm đá chưa có hoa hoặc quả, vì vậy chúng tôi không thu và mô tả được hoa và quả. Tuy nhiên có lẽ cây rất ít quả và hạt, vì sự phát tán rất hạn chế.
Nơi mọc: Cây sâm đá phân bố rất hạn chế, hiện chỉ có 2 vùng với diện tích nhỏ gần làng Kon Bông 2, xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, thượng nguồn sông Ba.
Công dụng: Giá trị dược liệu của sâm đá rất cao, tăng hoạt động tim mạch, bồi dưỡng sức khỏe nhanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét