Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

B.347- MÒNG BIỂN





Sưu tập :

Mòng bể - Larus ridibundus, chi Larus Mòng biển, Họ Gà lôi nước Jacanidae, Phân bộ Thinocori, Bộ Choi choi (Bộ Rẽ) Charadriiformes

Chim trưởng thành:
Bộ lông mùa hè. Đầu nâu đen thẫm. Cổ, mặt bụng và đuôi trắng. Lưng và Cánh xám tro hơi xanh; lông cánh sơ cấp 2 - 5 trắng có viền đen, đến mút lông thì tạo thành đám đen; lông cánh sơ cấp 6 và 7 xám có mút lông đen; lông thứ 8 xám với điểm đen ở phiến lông trong; các lông tiếp theo xám. hoàn toàn. Việt Nam ít gặp dạng này. Mắt nâu hay nâu đỏ. Mỏ, mép mi mắt và chân đỏ.
Bộ lông mùa đông. Đầu và cố trắng với một vệt xám đen ở trước mắt và một vệt lớn khác ở gáy.
Chim non: Bộ lông trắng, điểm nâu xám nhạt ở mặt lưng. Mặt bụng trắng với ít vệt hung ở họng và trước cổ. Các lông cánh sơ cấp có vệt đen lớn. Lông đuôi có đám đen ở mút lông. Thường gặp nhiều dạng trung gian. Mỏ vàng với chóp mỏ đen. Chân vàng nhạt.
Kích thước: Cánh: (đực): 295 - 340, (cái): 285 - 322; đuôi: 110 - 125; giò: 43 - 49; mỏ (đực): 31 - 33, (cái): 29 - 33 mm.
Phân bố: Mòng bể phân bố ở vùng khi hậu ôn hòa thuộc lãnh thổ châu Âu và châu Á, Aixơlen, Kamtsatka, Xakhalin. Mùa đông loài này có ở Tây và trung châu Âu, châu Phi, Hồng Hải, Abixini, Mêxôpôtami, Iran, Bêlutgixtan, Ấn Độ, Miến Điện. Mã Lai, Cămpuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Philipin.
Việt Nam thường gặp mòng bể ở các cửa sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả và vịnh Cam ranh. Thỉnh thoảng gặp loài này cả ở hồ lớn ở đồng bằng như Hồ Tây ở Hà Nội.

Nguồn: SVRVN T7.44, Hình Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét