3- Họ
Bướm phượng Papilionidae
Họ này bao gồm nhiều bướm lớn, ưa
hoạt động và màu sắc sặc sỡ, phần lớn có màu sậm với các đốm màu sáng hơn trên
cánh. Chúng có 6 chân dài và đầy đủ, chót râu cong.
Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 60 loài. Sưu
tập 35 loài
B.21- BƯỚM CÁNH PHƯỢNG KIẾM
Sưu tập :
Bướm cánh phượng kiếm - Graphium
antiphates
Đặc điểm
nhận dạng: Bướm có
kích thước trung bình, sải cánh dài 85 - 90 mm. Cánh con đực và con cái có kích
thước giống nhau, màu trắng vàng có nhiều vạch đen, mặt trên của cánh trước có
7 vạch đen, vạch thứ hai kéo dài tới giữa cánh còn lại kéo dài khoảng 1/5 cánh.
Cánh sau có đuôi dài dạng kiếm. Mép cánh và kiếm có màu đen. Mặt trên của cánh
sau màu trắng vàng với nhiều vệt và chấm đen.
Sinh học,
sinh thái: Thường
gặp ở vùng rừng núi nước ta. Thường thấy ở bìa rừng, ven suối và nơi ẩm ướt,
khi trời nắng đẹp bướm thường bay rập rờn trên các đỉnh cây bụi có hoa. Vào
buổi trưa bướm thường tìm nơi đất ẩm ướt ven suối, vũng nước để đậu, lúc này dễ
dàng bắt được chúng. Sâu non ký chủ trên cây Desmos cochinchinensis, Uvaria
grandiflora, Goniothalamus sp., Michelia sp.
Phân bố: Việt Nam :
ở nước ta trước kia thấy ở các tỉnh có núi rừng từ Bắc đến Nam . Ngày nay ít gặp, Đây là loài
bướm đẹp thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera được đưa vào sách đỏ Việt Nam .
Thế
giới: Ấn Độ, Nam Trung Quốc. Các nước này cũng có nhiều vùng hiếm thấy.
Giá trị
sử dụng: Bướm đẹp,
làm cảnh, được nhiều nhà sưu tầm bướm ưa thích, Đời sống gắn với rừng ẩm nên
chúng còn là chỉ thị của môi trường. Một khi bướm không xuất hiện, nghĩa là
rừng nơi đó bị phát quang.
Nguồn : SVRVN, wikipedia & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét