Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

B.911- BƯỚM ĐÊM CHI THITARODES

B.911- BƯỚM ĐÊM CHI THITARODES
 
"đông trùng hạ thảo" : nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh trên ấu trùng của loài Bướm đêm Chi Thitarodes
 
Sưu tập :
B.911- 5- Chi Thitarodes
Thitarodes là một chi bướm đêm (nhậy) trong họ Hepialidae. Có 48 loài đã được miêu tả, sinh sống trong khu vực Đông Á. Phần lớn các loài chỉ hạn chế trong khu vực cao nguyên Thanh Tạng. Các dạng sâu non (ấu trùng) của chi này là vật chủ cho loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis, với tên gọi đông trùng hạ thảo, được các thầy thuốc của y học cổ truyền Trung Hoa đánh giá rất cao như là một dược liệu rất có giá trị trong điều trị một số loại bệnh

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

(Theo wikipedia, tôi đã sưu tập tên “Đông trùng hạ thảo” ở Bài B.835, thuộc chi Corydalus - Bộ Cánh rộng Megaloptera, nay cũng theo wikipedia, tôi lại gặp tên “Đông trùng hạ thảo”, tôi không dám sửa ở đâu, giữ nguyên cả hai nơi, nhưng lưu ý bạn đọc :
+ “Đông trùng hạ thảo” ở B.835 là tên ấu trùng của loài Corydalus cornutus, thuộc Bộ Cánh rộng Megaloptera.
+ Đông trùng hạ thảo” ở đây là loài nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh trên ấu trùng của loài Bướm đêm thuộc chi Thitarodes, họ Hepialidae, thuộc Bộ Cánh vẩy Lepidoptera
Đông trùng hạ thảo là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Ophiocordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm trong chi Thitarodes Viette, 1968 (trước đây phân loại trong chi Hepialus Fabricius, 1775). Phần dược tính của thuốc đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Ophiocordyceps sinensis. Nó được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng.
Tên gọi "đông trùng hạ thảo" (tiếng Tạng: yartsa gunbu hay yatsa gunbu, tiếng Trung: 冬虫夏草, dōng chóng xià cǎo) là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.
Hiện nay, do sự săn lùng và hoạt động khai thác quá mức Đông trùng hạ thảo tại Nepal, loại nấm này đang có nguy cơ tuyệt diệt

Nguồn : Wikipedia & Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét