B.1.698- BƯỚM NÂU VẠCH CÁNH VÀNG
Sưu tập :
B.67- Bướm nâu vạch cánh vàng Celaenorrhinus aurivittatus “Bướm đst” B.67-
Đặc điểm nhận dạng:
Bướm đực và bướm cái giống nhau, loài này rất giống với loài Celaenorrhinus vietnamicus mới được phát hiện ở Việt Nam. Rất khó để phân biệt bằng cánh quan sát vì chúng khác nhau nhiều về kích thước và hình dạng các dải màu vàng ở cánh trước. Tuy nhiên phần chóp cánh trước có một đốm màu trắng và cánh sau phần có những dải màu trắng đứt đoạn khác với Celaenorrhinus vietnamicus. Bướm đực và bướm cái giống nhau. Loài này khác nhau nhiều về kích thước và hình dạng dải màu vàng ở cánh trước
Nơi sống, sinh thái:
Bướm xuất hiện trong rừng cả ở vùng thấp và vùng núi cao, chủ yếu trên độ cao vừa và có thể phổ biến theo từng vùng. Bướm đực thường bay dọc theo lối đi nhỏ trong rừng và đậu dưới mặt lá với đôi cánh trải rộng. Thời gian vũ hóa từ tháng 3 đến tháng 12. Thức ăn của sâu non là cái loài Jasminum sp. thuộc họ Nhà Oleaceae
Phân bố: Loài này có vùng phân bố ở Thái Lan, Lào đến Nam Việt Nam. Tên bướm được đặt theo hình thái.
Nguồn : SVRVN & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019
B.1.698- BƯỚM NÂU VẠCH CÁNH VÀNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét