B.2.046- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM ĐỐM VÀNG
B.2.046- BƯỚM PHƯỢNG ĐUÔI KIẾM ĐỐM VÀNG
Sưu tập :
B.2.046- Bướm phượng đuôi kiếm đốm vàng - Teinopalpus aureus
Đặc điểm nhận dạng:Loài lưỡng hình ở hình dạng và kích cỡ cánh sau.
Con đực có đuôi dài ở mạch cánh thứ 4, trong khi đó con cái có đuôi dài
ở mạch cánh thứ 4, ngắn hơn ở mạch cánh thứ 6, ngắn hơn nữa ở mạch cánh
thứ 2, 3 và 5. Con đực nhỏ hơn cái. Kiểu cánh giống loài Teinopalpus imperialis. Tuy nhiên loài này có đốm màu vàng chanh ở cánh sau con đực chiếm gần 1/3 buồng giữa; đường giữa cánh sau con cái gần thẳng.
Sinh học, sinh thái:Thường thấy trên độ cao trên 1,500m. Con đực ưa thích đỉnh núi, trong khi đó con cái giới hạn ở nơi có nhiều loài cây họ Ngọc lan Magnoliaceae.
Theo quan sát được ở Vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà, con đực xuất hiện
vào tháng 4 trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 1,900m và từ 8.30 - 9.00 giờ
sáng đến 11 - 12 giờ trưa. Vòng đời của loài bướm này hiện vẫn chưa
biết.
Phân bố: Trong nước: Cao Bằng (Khu bảo tồn Pioac), Vĩnh Phúc (Vườn quốc gia Tam Đảo), Hà Tĩnh (Vườn quốc gia Vũ Quang), Lâm Đồng (Bi Đúp).
Thế giới: Đông Nam Trung Quốc (Đảo Hải Nam).
Giá trị: Loài hiếm và là hợp phần của quần xã bướm núi; Loài chỉ thị cho sự duy trì môi trường sống rừng nhiệt đới.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét