B.2.430- BƯỚM HỀ VẠCH THẲNG
B.2.430- BƯỚM HỀ VẠCH THẲNG
Sưu tập :
B.2.430- Bướm hề vạch thẳng - Caleta roxus
Đặc điểm nhận dạng: Giống
Caleta có hai loài ở Việt Nam, có thể gặp chung với nhau. Mặt trên màu
đen với phần giữa cánh màu trắng [12]. Loài C.roxus có mặt trên màu nâu
tối đến đen với những dải băng nhạt màu hơn ở vùng giữa của cả cánh
trước lẫn cánh sau. Cánh trước có gân 11 bắt đầu từ gân 10 và nối với
gân 12. Mặt dưới màu trắng với một dài màu nâu tối hoặc nâu đen từ gốc
cánh đến giữa mép cánh trên, nơi đây có một dải cùng màu chạy ngang từ
trong góc chót cánh trước tới trên cánh trước, còn một đốm màu đen to ở
cuối đĩa cánh- gần mép ngoài và mép dưới cánh. Mặt dưới cánh sau cũng
màu trắng và có một loạt các đốm màu đen rất to tạo thành hoa văn rất
đẹp.
Sinh học sinh thái: Gặp
nhiều trong rừng hoặc gần rừng, dọc đường đi và dọc bờ suối trong rừng.
Chúng thường tập trung ở những vũng nước chứa chất khoáng với nhiều
loài khác, đôi khi với số lượng lớn. Loài khá hiếm. Sống ở độ cao dưới
1.200m, không có trong các khu rừng.
Phân bố: Thái Lan, Lào, Việt Nam.Phân bố trên toàn Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Tên bướm hề (Pierrot) được
đặt từ kiểu màu sắc nền trắng đốm đen, giống trang phục của các diễn
viên hề trong kịch câm châu Âu. Loài này có phổ phân bố thế giới hẹp
nhưng rộng ở Việt Nam.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét