Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2021

B.3.532- BƯỚM CÁNH RỘNG

 



Sưu tập :

 

B.3.532- Bướm cánh rộng - Hypolimnas bolima 

 

Đặc điểm nhận dạng: Kích thước tương đối lớn và dễ nhận diện.Mặt trên con đực có màu nền đen với mảng ở giữa cánh dạng "quả trứng" trên cả 4 cánh, ở chót cánh trước có một đốm trắng to và có một loạt các chấm trắng rất nhỏ chạy dọc theo gần mép ngoài của cả cánh trước lẫn cánh sau, con cái lớn hơn con đực. Bướm cái và bướm đực rất khác nhau về màu sắc và hoa văn trên cánh. Một số dạng có đốm hoa nhuốm màu xanh sẫm nhưng một số khác lại không có những đốm hoa này. Bướm cái bắt chước (mạo danh) loài Euploea corethuộc họ Bướm đốm Danaidae nhưng cánh to hơn với mép ngoài cánh trước hình lỏng chảo và mép ngoài cánh sau có hình vỏ sò. Sải cánh: 70-110mm.

Sinh học sinh thái: Gặp khắp nơi, thường thấy ở khu vực có cây bụi, những khoảng trống trong rừng, ven đường mòn; trong thành phố hay gặp ở những bãi trống có cây chủ. Con đực có tập tính bảo vệ lãnh địa, thường đậu trên một cành cây chìa ra ở một khoảng trống và đánh đuổi các con bướm khác bay vào khu vực của nó. Sâu ăn lá rất nhiều loại cây khác nhau thuộc họ Khoai lang Convolvulaceae và họ Ô rô Acanthaceace, Portulaca, Alternanthera sessilis. Trứng có khi được đẻ thành từng đám, chồng lên nhau. Sâu màu đen với các gai phân nhánh, đầu màu cam. Nhộng màu nâu đen loang lổ, nguỵ trang dạng một mẩu lá héo hay cành khô. Loài này thường di cư. Cả bướm đực và cái bay gần rừng phục hồi thứ sinh và khu đất canh tác, chúng thường hút mật hoa. Những cây thức ăn khác thuộc các họ Rau rền và họ Khoai lang.

Phân bố: Phân bố từ Đông châu Phi và Madagasca, qua các đảo trên Ấn Độ Dương và Ấn Độ đến Đông nam châu Á, Tân Ghi-nê và Australlia, phía Bắc đến Trung Quốc và các đảo phía Nam Nhật Bản. Phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:

H.bolina có rất nhiều loài phụ, phân bố rất rộng, từ Châu Phi đến Trung Quốc, châu Úc và khu vực Thái Bình Dương. Các loài phụ này rất khác nhau về màu sắc. Theo màu sắc thì loài phụ ở Việt Nam là H.bolina jacintha. Là loài thường gặp ở rừng núi. Loài thứ hai trong giống này có ở Việt Nam là H.misippus, hiếm gặp hơn. Con đực có thể phân biệt với H.bolina bởi mặt dưới cánh sau có một chấm đen ở sát bờ cánh. Con cái loài này bắt chước loài Danaus chrysippus.

 

Nguồn : SVRVN & Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét