Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

131- HOA BÀNG VUÔNG

131- HOA BÀNG VUÔNG

 Nụ bàng vuông

 Quả bàng vuông

Barringtonia asiatica
 (L.) Kurz. : Chiếc bàng, Bàng vuông, Bàng bí

HOA BÀNG VUÔNG
 

Hỡi em Bàng chiếc, Bàng vuông
 
Cuộc đời sóng gió trùng dương mịt mù
 
Bạn cùng lính đảo Trường Sa
 
Làm nên muôn vạn bài ca sáng ngời!
 
BXP
Sưu tập
Bàng vuônghay bàng bíchiếc bàngcây thuốc cáthuốc độc biển tên khoa họcBarringtonia asiatica, thuộc chi Barringtoniahọ Lecythidaceae (Lộc vừng),Bộ Ericales (Đỗ quyên,Thạch lam,)
Bàng vuônglà thực vật bản địa ở rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ Zanzibar tới Đài LoanPhilippinesFijiNew Caledonia và Việt Nam (Hoàng SaTrường Sa). Sách đỏ Việt Nam xếp loại bàng vuông ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Đây là loại cây gỗ nhỏ tới vừa, mọc tới độ cao 7-25 m.  đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 20-40 cm, rộng 10-20 cm. Lá rụng vào mùa đông.
Hoa trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 - 20cm. Hoa lưỡng tính, gốc hoa có một lá bắc nhỏ, cuống hoa dài 3,5 - 4cm. Lá đài 2, to gần bằng nhau, màu xanh lục, dài 3,3 - 3,5cm, rộng 3,8 - 4cm.
Quả có đường kính khoảng 9-11 cm, hình đèn lồng 4 hoặc 5 cạnh vuông, bên trong là lớp xơ xốp dày bao bọc một hạt có đường kính 4-5 cm. 
Quả phát tán bằng cách trôi nổi trên biển, nó có thể trôi nổi đến 2 năm mà không bị hỏng. Tất cả các phần của cây bàng vuông đều có độc tính, trong các chất độc có cả các chất saponin. Hạt bàng vuông từng được xay thành bột để giết hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá. 
Cùng với phong ba, bàng vuông là một trong những loài cây đặc thù của Quần đảo Trường Sa. Khi thiếu lá dong, bộ đội Việt Nam đóng trên quần đảo này dùng lá hai loài cây này để gói bánh chưng đón Tết.
Cây Bàng vuông Trường Sa đã được những người lính đảo tặng cho thành phố Hồ Chí Minh và được trồng trên hai con đường mang tên Hoàng Sa và Trường Sa, nay cây đã có hoa và trái. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét