Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

213-THUỶ TÙNG

213-THUỶ TÙNG
 Thông nước Thông nước
 Thủy tùngTHUỶ TÙNG
Em, Thuỷ tùng, sống nơi ven nước
Thân giống Thông, gỗ tốt, nhiều vân, 
Nhiều mầu đẹp lại rất thơm...
Khai thác quá mức...liệu còn có em?
BXP
Sưu tập
Thông nướchay Thủy tùng tên khoa họcGlyptostrobus pensilis,thuộc chiGlyptostrobus Thủy tùng,họCupressaceae Hoàng đànbộ Pinales Tùng bách 
Cây gỗ cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 - 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6-7 m. Cây rụng lá, có tán hình nón hẹp. Lá có 2 dạng: ở cành dinh dưỡng có hình dùi, xếp thành 2-3 dãy, rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành. Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón với các vảy gần như liền nhau 7 - 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài, mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, mang cánh hướng xuống dưới.
Gỗ thủy tùng rất tốt, không bị mối mọt, có mùi thơm, nhiều màu: xanh đen, xanh ngọc bích, tím, vàng, đỏ, nâu đỏ và nhiều loại vân khác nhau: vân chỉ, chuối... rất đẹp nên được ưa chuộng để xây đền đài, nhà cửa, làm đồ mỹ nghệ, đồ dùng cao cấp. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét