Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

150- QUỲNH GIAO

150- QUỲNH GIAO

 

 

QUỲNH GIAO
 

Quỳnh, Giao xưa vốn một thân
 
Bị loài Quỉ dữ chia phân lá cành
 
Có nhà Sinh vật thương tình
 
Trồng gần định ghép cho Quỳnh liền Giao
 

Nhưng mà Quỉ có tha đâu
 
Hai cây khác biệt không sao ghép thành!
 
Quỳnh - Giao nặng nghĩa nặng tình
 
Ngàn năm Quỳnh vẫn tựa mình bên Giao.
 
BXP

Sưu tập
 
Cành giao (Xương khô, San hô xanh) -tên khoa học Euphorbia tirucalli L., thuộc chiEuphorbia, họ Thầu dầu, Đại kích - Euphorbiceaebộ Sơ ri Malpighiales
Cây nhỡ, có thể cao tới 4-8m. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành gần như mọc vòng, hình trụ, dài, màu lục, nom như cành san hô. Các cành nhỏ có lá. Lá hẹp, rụng rất sớm, cụm hoa có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục, nhị nhiều; nhụy có 3 vòi chẻ đôi, đầu nhụy hình đầu. Quả nang ít lông, có 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoan nhẵn.Cành giao là một loại cây lạ mắt, không có lá. Thực ra không hẳn là không có lá do lá rất nhỏ, mọc ra rụng ngay, ít khi ta trông thấy. Cành giao quang hợp nhờ cành có màu xanh, cành thường mọc đối, vòng quanh thân, trên cành có diệp lục tố, quang hợp được để tạo ra hợp chất hữu cơ.Người ta trồng cành giao để làm cảnh.,Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; nó gây phồng làm nóng đỏ, chống kích thích, xổ. Ở nước ta, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bón và liệt dương (Viện Dược liệu); rễ cây dùng trị loét mũi và trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa đau răng. Cây giao thường được trồng gần cây quỳnh vì cây giao có cành mà không có lá, làm chỗ dựa cho cây quỳnh. Cây Giao có nhựa mủ trắng độc, thuộc họ Đại kích không ghép được vời cây Quỳnh thuộc họ Cactaceae.

1 nhận xét:

  1. [img]http://www.vietlyso.com/forums/uploaded/3910_1228653038.jpg[/img]
    [img]http://giaoduc.edu.vn/upload/image/2010/11/06/giao.jpg[/img]

    ai ở đak lăk liên hệ mình lấy thuốc miễn phí nha
    01276146684
    Lthanhtrung25@gmail.com
    [img]http://alokhuyenmai.net/forum/plugin/banner/pics/2009/07/hinhanh.jpg[/img]

    [b]Dưới sự ảnh hưởng của khí hậu, môi trường độ ẩm… như ngày nay thì bệnh viêm xoang có xu hướng ngày càng gia tăng và phiền toái cho người bệnh bởi đây là một căng bệnh dai dẳng, khó chữa dứt điểm.[/b]

    Hiện nay trên thị trường thuốc chữa bệnh có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nhưng không phải ai cũng chọn đúng thuốc và cũng không phải thuốc nào cũng phù hợp. Việc sai lầm trong điều trị viêm xoang chính là nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh ngày càng tăng nặng.

    Chia sẻ với anh chị em một phương pháp chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi rất hiệu quả.
    Mình có người thân bị viêm xoang đã lâu, đi bệnh viện hoài không khỏi, lâu lâu tái phát rất khó chịu. Cách đây vài tháng, có người chỉ cho một phương pháp chữa tri, theo cách này, đến nay bệnh gần như khỏi hẳn.
    [b]
    Đó là phương pháp dùng cây xương cá để xông mũi. Cây này còn gọi là cây xương khô hay cây Giao, thường trồng làm cảnh.[/b]

    Cách chữa bệnh này cũng đã được một số bạn phổ biến trên các diễn đàn, mình đưa sang đây cho các bạn chưa biết tham khảo.


    [b]Xem cách điều trị và liều lượng hướng dẫn cụ thể ở đây:[/b]

    [b]CÂY XƯƠNG CÁ hoặc CÂY GIAO LÀ MỘT[/b]
    (Phổ biến miễn phí trên tinh thần phước thiện)

    [b]I. Mô tả:[/b]

    Là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai. Có nơi lại gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, cây giao hay cây san hô xanh. Cây mọc hoang nhiều nơi. Ở thôn quê, cây có thể dùng làm hàng rào. Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, chỉ còn cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là tác nhân trị bệnh của cây.

    Cây dễ trồng bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cây được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút, từ 3, 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, dễ bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa xài tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây (cây không bị khô mủ) để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.

    Cây xương cá có hình thức bề ngoài rất giống một loại cây khác chỉ dùng để trồng kiểng đơn thuần, không có tác dụng chữa bệnh. Điểm phân biệt 2 loại cây này, theo kinh nghiệm thực tế, là: cây xương cá có mủ rất nhiều, còn loại cây kia thì lại không có mủ hoặc nếu có cũng rất ít. Vì vậy, nếu bẻ nhánh ra thấy CÓ NHIỀU MỦ TRẮNG ĐỤC NHƯ SỮA thì chắc là đúng cây thuốc.
    [b]
    Lưu ý:[/b]
    Vì thuộc họ xương rồng, có mủ đục nên cây có đặc tính là mủ có hại cho mắt. Do đó, khi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ, …) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kiếng, …), bởi vì mủ có khả năng làm đui, mù mắt. Nếu mủ dính vào tay, chân, … thì dùng xà bông rửa ra dễ dàng. Dính vào áo, quần: dùng chanh để tẩy ra. Còn nếu đã lỡ dính vào mắt: ta rửa mắt bằng nước sạch rồi nhắm mắt lại, dùng chanh thoa bên ngoài mí mắt.

    Trả lờiXóa