Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

207-BÁCH VÀNG VIỆT NAM

2-HỌ HOÀNG ĐÀN CUPRESSACEAE
+ Chi Taxodium (Bụt mọc) BỤT MỌC Bài 140
+ Chi Callitropsis (Bách vàng) BÁCH VÀNG VIỆT NAM Bài 207
+ Chi Calocedrus (Bách xanh) BÁCH XANH Bài 208
+ Chi Cryptomeri (Liễu sam) LIỄU SAM Bài 209
+ Chi Cupressus (Ngọc am) HOÀNG ĐÀN Bài 210
+ Chi Fokienia (pơ muPƠ PƠMU Bài 211
+ Chi Cunninghamia (sa mộcSAMU Bài 212
Chi GlyptostrobusThông nước) THUỶ TÙNG Bài 213
207-BÁCH VÀNG VIỆT NAM

Bách vàng
 Callitropsis vietnamensis 

BÁCH VÀNG VIỆT NAM
Bách vàng em nơi rừng sâu hẻo lánh
Người biết em năm chín chín (1999) gần đây
Cây còn ít, dân thích đóng quan tài....
Không cây nhỏ - có nguy cơ tuyệt diệt!
BXP
Sưu tập
Bách vàngtên khoa học Callitropsis vietnamensischi Callitropsis Bách,họCupressaceae Hoàng đànbộ Pinales Tùng bách 
Bách vàng hay bách vàng Việt Nam, hoàng đàn vàng Việt Nam, trắc bách Quản Bạ là một loài cây thân gỗ mới được phát hiện vào tháng 10 năm 1999, có nguồn gốc ở khu vực huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang thuộc miền bắc Việt Nam, khi đó đã được mô tả như là một chi mới và có danh pháp khoa học là Xanthocyparis vietnamensis, có quan hệ họ hàng rất gần với bách Nootka (Callitropsis nootkatensis), là loài sau đó cũng được chuyển sang chi mới này. Hiện chỉ còn khoảng 100 cây còn sống.
Trên cùng một cây có hai dạng lá khác nhau rõ rệt. Các cành có dạng vảy, dẹt, nhọn, sắc, mọc xen lẫn với các cành có lá kim dài, dẹt, xếp thành vòng gồm 4 lá. Nón quả trông tương tự như các loài hoàng đàn giả nhưng lại chỉ có 4 vảy mọc từ gốc cành lá chứ không phải từ đỉnh cành như những loài hoàng đàn có lá vảy dẹt. Mọc ở khu vực vùng núi đá vôi trên cao độ 700-1.500 m, nhiều nắng và mưa.
Loài này có gỗ tốt, thơm, không bị mối mọt. Người dân địa phương dùng gỗ hoàng đàn vàng làm quan tài. Họ cho rằng mùi hương của thứ gỗ này có thể giữ được xác không bị hỏng. Vì vậy, những cây lớn sống ở cao độ thấp hầu như đã bị đốn hạ hoàn toàn, chỉ còn lại những cây nhỏ, cong queo, cây lớn nhất đường kính khoảng 40 cm.
Trên hiện trường thực tế, hoàng đàn vàng có ra nón và kết hạt nhưng không tìm thấy cây con tái sinh. Như vậy cho dù khoanh vùng bảo vệ tốt, loài này vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo tiêu chuẩn của IUCN thì hiện trạng của loài này được xếp ở cấp CR (Critically Endangered – Cực kỳ nguy cấp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét