Ô RÔ BÀ
Cây nhỏ, khô đen, nhánh lưỡng
phân
Phiến thuôn mũi mác, mép thưa
răng
Cụm chùy, mẫu bốn, hoa đơn tính
Chữa bỏng, chống đau, ngã tổn
thương.
BXP
Sưu tập
49- Bộ
Garryales Giảo mộc (nhánh 11)
Ô rô bà - Aucuba chinensis, chi Aucuba, Họ Giảo mộc - Garryaceae, Bộ Giảo mộc - Garryales
Mô tả: Cây gỗ nhỏ,
phân nhánh lưỡng phân, cành màu đen khi khô; cành non có lông thưa, sau nhẵn.
Lá mọc đối, hay sát gần nhau ở đỉnh cành; phiến lá hình đường - mũi mác hay bầu
dục, phía dưới hẹp dần thành hình nêm, mép có răng cưa to và thưa, ở đỉnh hay ở
2/3 mép phía trên răng rất nhọn, đầu nhọn hay có mũi nhọn, chất dai, mặt trên
nhẵn, mặt dưới có lông thưa hay nhẵn, gân giữa có thể mang một số lông cứng,
gân bên 6 - 7 đôi; cuống dài 2cm, nở ở gốc, hơi có lông thưa hay nhẵn.
Cụm hoa chùy ở đỉnh cành, có
lông. Hoa đơn tính, khác gốc, mẫu 4. Cụm hoa đực nhiều hoa, cuống dài 5mm,
không lá bắc. Cánh hoa hình bầu dục, đỉnh có mũi nhọn dài, cong. Nhị 4, xen kẽ
với cánh hoa; bao phấn hình bầu dục. Đĩa mật hình 4 cạnh. Cụm hoa cái ít hoa,
có lông; có đốt; 2 lá bắc nhỏ. Bầu hình trụ, nhẵn. Quả mọng hình bầu dục, chứa
1 hạt.
Nơi mọc: Có ở Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt
Nam có gặp ở Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Công dụng: Có thứ có lá có bớt và đốm trắng được trồng làm cảnh.
Lá cây được sử dụng làm thuốc
chống đau (chỉ thống). Ở Vân Nam (Trung Quốc), lá dùng trị đòn ngã tổn thương,
bỏng lửa, bỏng nước, bệnh trĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét