Hình: SVRVN T7.39
Hình: Internet
Sưu tập :
Le khoang cổ - Nettapus coromandelianus,Họ Vịt Anatidae, Bộ Ngỗng Anseriformes.
Đặc điểm nhận dạng: Chiều dài thân: 33 - 38 cm. Con đực có đầu, cổ và khoang cổ màu trắng, chóp đỉnh đầu đen. Trên lưng và cánh màu xanh cánh vịt. Bao dưới đuôi đen nhạt. Khi bay nhìn thấy dưới cánh có dải trắng. Con cái nhìn chung bộ lông màu nâu nhạt, có dải đen hẹp ngang mắt .
Sống định cư, lên tới đai độ cao 800m, có thể di chuyển nhưng chỉ trong phạm vi khu vực phân bố (ví dụ ở Trung trung bộ và Nam bộ, hay vào mùa đông gặp ở Xingapo). Sinh cảnh vùng cư trú là đầm, hồ và các khu vực ngập nước ngọt khác. Tại Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) đã quan sát thấy Le khoang cổ sống theo đàn nhỏ ở khu vực dọc suối chảy qua vùng rừng thưa cây họ Dầu Dipterocarpaceae và họ Cỏ Poaceae, thường đậu trên cây gỗ lớn, trụi lá, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đầm Dơi (Cà Mau), gặp 3 - 4 cá thể sau khi khu rừng cây gỗ lớn gần như đã bị huỷ hoại, còn ở Sân chim Bạc Liêu chỉ gặp một đôi tại khu ao ở trung tâm vườn. Thời gian sinh sản trong khoảng tháng 6 - 8, tổ làm trong hốc cây hay bên ngoài, độ cao tổ so với mặt đất từ 2 - 21m, đẻ từ 8 - 14 trứng, kích thước trứng: 43,1 x 32,9 mm.
Phân bố: Từ Trung Trung bộ và Nam bộ: Cà Mau, Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Nai và Đắk Lắk. Thế giới: Ấn Độ đến Nam Trung Quốc và Tây Bắc Inđônêxia.
Giá trị: Nguồn gen quý đang bị suy giảm mạnh và là đối tượng phục vụ du lịch sinh thái, giải trí, được nhiều người ưa thích.
Nguồn : SVRVN T7.39
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
Bài 137- LE KHOANG CỔ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét