Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

B.354- MÒNG BIỂN VIỄN ĐÔNG (Larus canus)


Larus canus có 4 phân loài:
1- Larus canus canus

2- Larus canus heinei

3- Larus canus brachyrhynchus

4- Larus canus kamtschatschensis



Sưu tập :

Mòng biển đầu trắng hay Mòng biển Viễn Đông - Larus canus, chi Larus Mòng biển, Họ Gà lôi nước Jacanidae, Phân bộ Thinocori, Bộ Choi choi (Bộ Rẽ) Charadriiformes

Larus canus là một loài chim trong họ Laridae. Chúng sinh sản ở miền bắc châu Á, Bắc Âu và tây bắc Bắc Mỹ, di cư về phía nam vào mùa đông. Loài này có 4 phân loài.

4- Mòng bể đầu trắng - Larus canus kamtschatschensis
Chim trưởng thành:
Bộ lông mùa hè. Đầu, cổ, mặt bụng và đuôi trắng. Lưng và cánh xám tro. Lông cánh sơ cấp thứ nhất có phần gốc xám, lông thứ hai có phần chóp đen có điểm trắng, lông thứ ba có phiến lô ng ngoài và mút lông đen với điểm trắng khá lớn ở gần mút. Ở các lông tiếp theo điểm trắng này nhỏ dần và nền đen ở mút lông cũng nhỏ dần đến lông cánh thứ bảy thì không còn màu đen nữa. Các lông cánh thứ cấp và các lông vai lớn có mút lông trắng. Mỏ vàng. Mép mí và mắt đỏ. Chân lục nhạt.
Bộ lông mùa đông. Giống bộ lông mùa hè nhưng ở đầu có điểm và vệt xám nhạt.
Chim non: Mặt lưng xám nâu nhạt với mép lông sáng hơn. Lòng cánh đen, phiến lông trong xám. Lông trên đuôi trắng có vằn ngang. Lông đuôi trắng với mút lông đen. Mặt bụng trắng có vệt xám hung nhạt ở diều, ngực và sườn, hoặc xám hung nhạt với vệt sáng hơn. Mỏ đen với gốc mỏ vàng nhạt. Chân xám nhạt.
Kích thước: Cánh (đực): 331 - 410, (cái): 328 - 395mm.
Phân bố: Loài mòng bể này phân bố ở phần đông Bắc châu Á; mùa đông di cư về phía Nam.
Việt Nam: loài này rất hiếm, chỉ mới gặp ở một hồ ở Lạng Sơn.


Nguồn: SVRVN T8.1, Hình Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét