Hình chim trống và chim mái của hút mật đỏ Aethopyga siparaja, chim trống là con có màu đỏ ở ngựcSưu tập :
14- Chi Aethopyga
Hút mật đỏ hay hút mật đỏ thắm - Aethopyga siparaja. CHIM VN
Hút mật đỏ hay hút mật đỏ thắm - Aethopyga siparaja là một loài chim dạng sẻ thuộc chiAethopyga trong họ Nectariniidae: Chim hút mật
Chúng chủ yếu sống nhờ vào mật hoa, mặc dù đôi khi côn trùng cũng nằm trong khẩu phần của loài chim này - nhất là đối với các con chim non. Hút mật đỏ có tốc độ bay nhanh và được điều chỉnh bởi đôi cánh ngắn. Chúng đôi khi có thể vừa bay lơ lửng trên không vừa hút mật như chim ruồi nhưng phần lớn phải đậu trên cành cây để hút mật hoa.
Hút mật đỏ là loài bản địa ở vùng nhiệt đới phía Nam Châu Á, từ Ấn Độ đến Indonesia và Philippines. Mỗi lứa chúng đẻ 2-3 trứng trong một tổ treo trên cây. Loài chim này thường được thấy trong rừng mưa hay các khu vườn.
Hút mật đỏ là một loài chim có kích thức khá nhỏ - chiều dài cơ thể chúng chỉ chừng 11 cm. Chúng có chiếc mỏ cong với chiều dài trung bình, và đầu lưỡi có hình dáng như chiếc bút lông; cấu trúc mỏ và lưỡi như thế tỏ ra hiệu quả trong việc hút mật hoa. Con trống có ngực màu đỏ thẫm, lưng nâu sậm, phần lông ở phao câu màu vàng và bụng thì màu xanh ôliu. Con mái có lưng màu xanh lục như quả ôliu, ngực vàng và chỏm đuôi phía ngoài màu trắng. Phần lớn các con trống có đuôi màu lục-lam, tuy nhiên phân loài A.s. nicobarica ở quần đảo Nicobar và A. vigorsii (Hút mật đỏ phương Tây) ở Tây Ghats, Ấn Độ không có chiếc lông đuôi dài ở giữa.
Hút mật đỏ thẫm là loài "quốc điểu" của Singapore.
Nguồn : wikipedia & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017
B.9628- HÚT MẬT ĐỎ THẮM
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét