B.306- ONG CHÚA
"Sữa ong chúa" sản xuất từ trong cơ thể của các con ong thợ
Sưu tập :
`
B.306- Ong chúa
Ong chúa là một con ong trưởng thành, đã giao phối sống trong một thuộc đàn ong hoặc tổ ong mật, con ong chúa thường là mẹ của hầu hết, nếu không phải tất cả, những con ong trong tổ ong. Ong chúa phát triển từ ấu trùng được lựa chọn bởi con ong thợ và cho ăn đặc biệt để trưởng thành về tình dục. Bình thường chỉ có một con ong chúa trưởng thành đã giao phối trong một tổ.
Đặc điểm
Tương tự như loài kiến và mối, tổ ong có ong chúa chuyên đẻ trứng, ấu trùng do trứng nở ra được nuôi bởi ong thợ (các con ong thợ này là các con cái mất khả năng sinh sản), những ấu trùng này sẽ lớn lên thành ong non và cuối cùng, trong đàn ong còn có ong đực, có số lượng rất ít trong tổ khoảng 200 con, chúng chết đi sau khi giao phối với ong chúa.
Ong chúa là con ong cái duy nhất có quyền đẻ trứng trong đàn o¬ng, dài và to hơn các o¬ng đực, ong thợ, cánh ngắn hơn thân, có nhiệm vụ đẻ trứng nhưng không làm ra mật, o¬ng chúa nở từ một cái trứng như các trứng khác, nhưng ấu trùng được nuôi bắng tuyến nước bọt (sữa ong chúa) của ong thợ đặc biệt rất bổ, chứa trong một ổ riêng chỉ sử dụng cho ong chúa hoặc ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa. Ong chúa sống 3 - 5 năm, mỗi tổ chỉ có một con o-ng chúa, nếu trong tổ có nhiều ong sẽ tách thành tổ mới, thường vào mùa xuân.
Vào thập niên 1960, các nhà côn trùng học ở Viện Bảo tàng tự nhiên Paris đã phát hiện ra ong chúa điều khiển các con ong khác trong tổ thông qua nước bọt. Họ cho biết tuyến nước bọt của ong chứa chứa đựng một kho các chất hóa học. Khi được "bức xạ" vào không gian của loài ong, các chất này sẽ truyền tải thông tin đến từng con ong và mệnh lệnh sẽ được chấp hành triệt để. Thành phần của các hóa chất nước bọt vô cùng phức tạp. Người ta mới chỉ phân tích và biệt lập được trên 30 trong số hàng trăm chất khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã thử tước bỏ vũ khí bí mật của ong chúa, bằng cách làm ngừng trệ sự hoạt động của tuyến nước bọt. Kết quả là mọi quyền hành của con ong chúa biến mất, và đàn ong thợ cũng lập tức làm ngơ ong chúa của mình.
Cái tên “Sữa Ong Chúa” hay bị hiểu lầm bởi vì con ong chúa là một loài côn trùng không có vú. Mà không có vú thì làm sao mà có sữa. Mà cho dù có vú đi nữa thì một con ong chúa làm sao có thể sản xuất ra nhiều sữa như vậy. Thật ra, thay vì gọi “Sữa Ong Chúa”, chúng ta nên gọi là “Sữa Nuôi Ong Chúa” hoặc “Thức Ăn Nuôi Ong Chúa” mới đúng.
Thức ăn đặc biệt này được sản xuất từ trong cơ thể các con ong thợ để nuôi ong chúa và tất cả các ong con mới nở từ trứng:
+ Ong chúa ăn thức ăn đặc biệt này từ lúc mới nở từ trứng ra cho đến suốt đời, tuổi thọ trung bình 5-6 năm.
+ Các ong con khác được ăn thức ăn đặc biệt này chỉ trong 3 ngày sau khi nở từ trứng ra, đến ngày thứ tư thì được chuyển qua ăn mật ong và phấn hoa, lớn lên thành ong thợ, tuổi thọ khoảng 4-6 tuần.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018
B.306- ONG CHÚA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét