Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

B.3.145- BƯỚM GIÁP MỘC

B.3.145- BƯỚM GIÁP MỘC
Sưu tập :

B.3.145- Bướm giáp mộc - Cupha erymanthis

Đặc điểm nhận dạng:
Giống này cũng chỉ có một loài. Loài Cuphia erymanthis có mặt trên cánh màu cam nâu, chót cánh trước có vùng màu đen rộng với hai đốm trắng, phần giữa cánh trước có một vùng màu vàng chanh lớn, cánh sau viền nâu tối cùng với hai dải nâu đen lượn sóng cùng nhịp với mép ngoài và có một hàng gồm 5 chấm đen nhỏ ở phía trong. Mặt dưới sáng màu hơn mặt trên với vùng chót cánh trước màu đất son. Con đực và con cái có kiểu màu sắc giống nhau. Sải cánh: 45-50mm.
Sinh học sinh thái:
Phố biến nhưng ít gặp với số lượng lớn. Bay nhanh, ít khi đậu một thời gian lâu, khó lại gần. Thường ra đường mòn hút chất khoáng. Hay đậu ở ven khoảng trống trong rừng gỗ thứ sinh. Khi vừa đậu thường bò đi bò lại trên mặt đất. Ở độ cao dưới 700m, chúng còn sinh sống ở các trảng cỏ, bụi cây và vùng nông nghiệp.Ấu trùng được ghi nhận ăn trên các loài cây thuộc giống Hồng quân Flacourtia, họ Mùng quân Flacourtiaceae.
Phân bố:
Từ Bắc Ấn Độ đến Thái Lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, toàn Việt Nam, có cả ở thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm phổ biến và phân bố rộng.
Nguồn : SVRVN & Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét