B.3.159- BƯỚM GIÁP LỚN
Sưu tập :

B.3.159- Bướm giáp lớn - Vindula erota Đst B.106-

Đặc điểm nhận dạng:
Giống Vindula có kích thước lớn. Sải cánh : 90-110mm. Mặt trên cánh con đực có màu vàng cam với hai đường đen lượn sóng ở gần mép ngoài cánh. Trên cánh cũng có các đốm, vệt màu đen ở vùng giữa. Cánh sau có hai đốm mắt và một đuôi ngắn. Mặt dưới nhạt màu hơn. Việt Nam có hai loài thuộc giống này, nhận diện rất dễ, nhưng khó phân biệt đến cấp loài bằng cách quan sát nhanh do sự khác biệt ở những chi tiết nhỏ. Con cái có màu xỉn hơn ánh xanh lục, ít gặp hơn con đực. Bướm cái lớn hơn và có màu đất nâu hơi xám ánh xanh lục với dải trắng và hoa văn lượn sóng ở hai cánh.
Sinh học sinh thái:
Đặc điểm chung: Rất phổ biến trong rừng vào mùa mưa. Thường gặp ven đường mòn. Tương tự các loài khác trong cùng nhóm (tộc phụ Vagrantini), khi đậu xuống mặt đất để hút khoáng, ban đầu nó thường bò đi bò lại, đến khi tìm được chỗ thích hợp mới ngưng, trong lúc bò cánh thường khép vào mở ra. Sâu ăn lá họ cây Nhãn lồng Passifloraceae là ký chủ của các loài sâu Bướm nhãn lồng đỏ Acraea violae, Bướm báo hoa vàng Cethosia cyane. Bướm cái ít gặp hơn bướm đực, chủ yếu ở trong rừng. Bướm đực gặp khá phổ biến gần nguồn nước. Vì sâu non còn ăn lá cây chùm bao Passiflora foetida và nên chúng thường cạnh tranh thức ăn với một số loài bướm như Cethosia cyane, Acraea violae …
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ đến Trung Quốc và Nam đến Sunderland. Đây là một trong những loài phổ biến nhất, có khắp nơi ở Việt Nam. Ở mọi độ cao, đặc biệt phổ biến ở độ cao 1.200m và các rừng thứ sinh, trảng cỏ, bụi cây ở độ cao dưới 700m
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Loài bướm to có màu vàng cam sặc sỡ và đẹp, đặc biệt nổi bật trong hộp màu tiêu bản. Chúng tô điểm cho nơi chúng bay và đậu ở ngoài thiên nhiên. Phân bố rộng và thường gặp. Bảo vệ rừng tốt chính là bảo vệ nơi cư trú và cuộc sống của chúng.

Nguồn : SVRVN & Internet