Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

1.167- THÁP ĐÈN LÁ THUÔN




THÁP ĐÈN LÁ THUÔN

Cây gỗ trung, nhánh non lông sát
Lá thuôn ngọn dáo, ô liu xanh
Hoa nhỏ, trắng sữa, đài có răng
Quả chiết dầu, vỏ trừ phong thấp.

BXP

Sưu tập

Cây tháp đèn lá thuôn, Giác mộc tròn dài - Cornus oblonga, chi Cornus, Họ Cornaceae (họ sơn thù du), Bộ Cornales Sơn thù du

Mô tả: Cây gỗ trung, nhánh non phủ lông sát, rồi không lông, màu nâu. Lá không rụng, mọc đối; phiến lá thuôn, hình bầu dục dài tới ngọn giáo, màu xanh ô liu ở mặt trên, nhạt màu hơn ở mặt dưới; gân bên 4 - 5 đôi; cuống lá dài 1 - 2cm.
Cụm hoa thành xim dạng ngù, có cuống dài 2cm. Hoa nhỏ, màu trắng sữa; đài có răng rất nhỏ; cánh hoa cao 4 - 5mm, nhị 4 có chỉ nhị dài 1,5mm; bao phấn 3,5mm, đĩa mật gần 4 cạnh, bầu hạ. Quả hạch đen đen, hình bầu dục dài 6 - 7mm; hạt hình bầu dục.
Ra hoa tháng 4.
Nơi mọc: Ở nước ta, có gặp tại Hà Tây (Thủ Pháp) và Đắc Lắc (núi Chư Yang Sinh).Cây mọc trong các đồi cây bụi hay rừng thưa.
Công dụng: Quả có thể dùng để chiết dầu. Ở Vân Nam (Trung Quốc), vỏ cây được dùng làm thuốc trị phong thấp tê đau, đau lưng, gãy xương và đòn ngã tổn thương.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét