(Sưu tập lại Bộ Dứa dại)
DỨA BẮC
Lá hình máng xối, có gai
Vốn cùng Dứa dại một loài - Thấp hơn
Sống từ Miền Bắc đến Trung
Đọt non Xuân, Rễ quanh năm ...dùng nhiều.
BXP
Sưu tập
Dứa Bắc - Pandanus tonkinensis, chi Pandanus, HọPandanaceae Họ Dứa dại hay Dứa gai, 14-bộ Pandanales Bộ Dứa dại hay bộ Dứa gai (nhánh 3)
Mô tả:Cây nhỡ, cao 1-2m, thân phân nhánh, mang nhiều rễ phụ. Lá ở ngọn cành, hẹp, dài đến 80cm, rộng 4cm, đầu có đuôi dài 8cm, hình máng xối, mép và gân giữa có gai thưa. Cụm hoa ở ngọn hoặc ở nách lá, gồm nhiều hoa nhỏ; lá bắc như lá mà ngắn hơn. Quả to, có cuống dài, gồm khoảng 80 quả hạch có vòi nhuỵ cong tồn tại.
Hoa quả tháng 2-5.
Nơi mọc:Cây mọc hoang ở rừng thường xanh, từ vùng thấp đến 400m ở các tỉnh Hoà Bình tới Quảng Trị, Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà. Cũng được trồng làm hàng rào. Thu hái đọt non vào mùa xuân, dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm, phơi khô.
Công dụng: Vị ngọt, hơi ngứa, tính mát. Dùng chữa đái dắt, buốt hoặc ra máu, đái ra sỏi; cũng dùng trị phù thũng, lòi dom, mất ngủ. Đọt dứa còn dùng phối hợp với Đinh hương giã đắp chữa đinh râu.
Ghi chú: Người gầy, suy nhược, tiểu nhiều, đàn bà có thai dùng nên thận trọng.
Dứa dại và Dứa bắc
Dứa dại và Dứa bắc rất giống nhau, chỉ khác ở chỗ:
+ Dứa bắc (1-2m), thấp bằng nửa Dứa dại (2-4m), mọc hoang ở rừng thường xanh chủ yếu ở Miền Bắc đến Khánh Hòa. Dứa dại mọc hoang khắp nơi từ Bắc đến Nam.
+ Dứa bắc: xử dụng chủ yếu là đọt non và rễ. Dứa dại: xử dụng quả, đọt non, hoa, rễ.
DỨA BẮC
Lá hình máng xối, có gai
Vốn cùng Dứa dại một loài - Thấp hơn
Sống từ Miền Bắc đến Trung
Đọt non Xuân, Rễ quanh năm ...dùng nhiều.
BXP
Sưu tập
Dứa Bắc - Pandanus tonkinensis, chi Pandanus, HọPandanaceae Họ Dứa dại hay Dứa gai, 14-bộ Pandanales Bộ Dứa dại hay bộ Dứa gai (nhánh 3)
Mô tả:Cây nhỡ, cao 1-2m, thân phân nhánh, mang nhiều rễ phụ. Lá ở ngọn cành, hẹp, dài đến 80cm, rộng 4cm, đầu có đuôi dài 8cm, hình máng xối, mép và gân giữa có gai thưa. Cụm hoa ở ngọn hoặc ở nách lá, gồm nhiều hoa nhỏ; lá bắc như lá mà ngắn hơn. Quả to, có cuống dài, gồm khoảng 80 quả hạch có vòi nhuỵ cong tồn tại.
Hoa quả tháng 2-5.
Nơi mọc:Cây mọc hoang ở rừng thường xanh, từ vùng thấp đến 400m ở các tỉnh Hoà Bình tới Quảng Trị, Quảng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hoà. Cũng được trồng làm hàng rào. Thu hái đọt non vào mùa xuân, dùng tươi. Rễ thu hái quanh năm, phơi khô.
Công dụng: Vị ngọt, hơi ngứa, tính mát. Dùng chữa đái dắt, buốt hoặc ra máu, đái ra sỏi; cũng dùng trị phù thũng, lòi dom, mất ngủ. Đọt dứa còn dùng phối hợp với Đinh hương giã đắp chữa đinh râu.
Ghi chú: Người gầy, suy nhược, tiểu nhiều, đàn bà có thai dùng nên thận trọng.
Dứa dại và Dứa bắc
Dứa dại và Dứa bắc rất giống nhau, chỉ khác ở chỗ:
+ Dứa bắc (1-2m), thấp bằng nửa Dứa dại (2-4m), mọc hoang ở rừng thường xanh chủ yếu ở Miền Bắc đến Khánh Hòa. Dứa dại mọc hoang khắp nơi từ Bắc đến Nam.
+ Dứa bắc: xử dụng chủ yếu là đọt non và rễ. Dứa dại: xử dụng quả, đọt non, hoa, rễ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét