(Sưu tập lại Bộ Cau)
THỐT NỐT
Quê Ăngco em tên Thốt nốt
Cụm hoa non tích trữ nhựa non
Cho đường Thốt nốt ngọt thơm
Chữa nhiều bệnh, bột quả ngon thường dùng.
BXP
Sưu tập
lại Bài 339
Thốt lốt, Thốt nốt - Borassus
flabellifer, Chi Borassus, Họ Cau
Arecaceae, 16- bộ Arecales Bộ Cau (nhánh 4)
Mô tả: Cây to, cao 20-25m. Lá dày cứng, cuống to, có gai, phiến hình quạt, tua
chẻ hai ở đầu. Hoa đơn khác gốc. Buồng đực mang nhánh chứa rất nhiều hoa nhỏ.
Buồng cái ít hoa. Hoa cái lớn hơn hoa đực. Quả bạch tròn, nâu sẫm, chứa 3 hạt
hoá gỗ dẹp, có một lỗ thủng ở đỉnh.
Nơi mọc: Loài cổ nhiệt đới mọc hoang và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Campuchia và các
tỉnh đồng bằng Nam bộ Việt Nam. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Công dụng: Rễ cây có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng giải nhiệt, hồi phục sức,
cây non lợi tiểu, tiêu viêm. Dịch cây lợi tiểu, kích thích và tiêu viêm. Thịt
quả làm nhầy và bổ dưỡng. Cụm hoa non, cắt cho ra nhựa non chứa nhiều đường
dùng làm đường Thốt lốt, cho lên men là rượu có vị thơm, ngọt dịu, chứa nhiều
loại vitamin B. Thịt quả cho bột ngon, thường dùng ăn tươi.
Ở Capuchia,
nhân dân dùng các bộ phận của cây làm thuốc:
- Cuống của
cụm hoa dùng trong các bệnh đau bụng do ảnh hưởng của sốt rét, nhất là sốt có
sưng lá lách. Tách một miếng của trục cụm hoa, lấy 2 nắm cho vào nồi, đổ nước
vào đun sôi trong 20 phút. Ngày uống 3 bát.
Để trị
giun, hơ lửa dịu các cuống của cụm hoa, vắt ra lấy dịch, lọc qua vải lọc, thêm
đường. Uống 1 chén vào sáng sớm lúc đói, trong nhiều ngày.
- Nhựa dùng
uống lúc đói vào sáng sớm làm thuốc nhuận trường.
- Đường Thốt
lốt dùng giải độc, nhất là giải độc strychnin.
- Cây non
trị sỏi mật, trị lậu, trị lỵ.
- Rễ dùng
trị lậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét