Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

B.3081- NIỆC MỎ VẰN






Sưu tập :

Niệc mỏ vằn - Rhyticeros undulatus ticehursti, chi Rhyticeros, họ Mỏ sừng hay họ Hồng hoàng Bucerotidae, 31- Bộ Hồng hoàng hay bộ Mỏ sừng Bucerotiformes

Mô tả: Chim trưởng thành đuôi màu trắng. Da ở họng vàng cam tươi có vằn ngang đen ở chim đực và xanh thẫm ở chim cái. Mũ trên mỏ và gốc mỏ có gờ lượn sóng, mỏ trắng ngà, gốc mỏ có màu đỏ ở chim đực. Đỉnh đầu có mào nâu tím thẫm ở chim đực và đen ở chim cái. Hai bên đầu và cổ trắng. Phần còn lại của bộ lông màu đen. Chim đực có mắt vàng cam hay đỏ, da quanh mắt hồng hay vàng đỏ, có vằn ngang xanh hay lục. Chim cái mắt nâu vàng, da quanh mắt hồng thẫm. Chân đen. Chim non không có nếp gấp ở mỏ, mỏ nhỏ hơn.
Sinh học: Tại vùng đông bắc Thái Lan mùa sinh sản vào tháng 2 - 5, kéo dài 120 ngày. Thời gian ấp 40 - 45 ngày và thường thấy 1 con. Thức ăn chủ yếu là quả cây, thức ăn động vật chỉ chiếm khoảng 5%.
Nơi sống và sinh thái: Sống định cư ở rừng thường xanh trong các vùng đồi núi, thung lũng có độ cao từ 100 - 1500m và rừng ngập mặn ở Thái Lan thường kiếm ăn và làm tổ ở tầng cây cao 20 - 28m, vùng hoạt động trong mùa sinh sản rộng 12km2. Ngoài mùa sinh sản vùng kiếm ăn có bán kính 10 km2, có thể gặp đàn đến 100 con ở vườn quốc gia Nam Cát Tiên vào cuối tháng 12, đầu tháng 1 gặp đàn nhỏ 1 - 2 con.
Phân bố: Việt Nam: Tây Bắc, Trung bộ và Nam bộ. Đã gặp ở Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thế giới: Mianma, Thái Lan, Đông Dương, Malaixia.
Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ.


Nguồn : SVRVN T8.37, hình Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét