Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

B.3091- PHƯỢNG HOÀNG ĐẤT












Sưu tập :

Hồng hoàng hay Phượng hoàng đất - Buceros bicornis, chi Buceros, họ Mỏ sừng hay họ Hồng hoàng Bucerotidae, 31- Bộ Hồng hoàng hay bộ Mỏ sừng Bucerotiformes

Mô tả: Chim trưởng thành có kích thước lớn nhất so với các loài cùng họ. Mắt cằm và họng cùng với cánh, lưng, ngực và trước bụng màu đen. Giữa cánh có một dải trắng và một cánh trắng. Phần còn lại của bộ lông trắng, thỉnh thoảng có phớt vàng. Cuối lông đuôi có dải ngang đen rộng. Mỏ và sừng rất lớn ở chim đực và nhỏ hơn ở chim cái. Mắt đỏ. Da trần quanh mắt đỏ thịt, mí mắt xám. Chân xám.
Nơi sống và sinh thái: Sống định cư và làm tổ trong các vùng rừng rậm kể cả rừng thông nơi có nhiều cây gỗ lớn và ở độ cao đến khoảng 1200m. Thường gặp kiếm ăn ở tầng trên của rừng. Thức ăn chủ yếu là quả cây, thỉnh thoảng bắt ga84p chúng ăn các loài thú nhỏ, hay bò sát. Đặc tính sinh sản và làm tổ giống như loài Niệc hung. Con đực kiếm một hốc cây làm tổ đủ lớn để làm tổ và con cái chui vào trong đó đẻ trứng, ấp. Trong suốt thời gian đẻ trứng ấp trứng cho đến khi con non nở. Con đực sẽ kiếm ăn, nuôi con cái cho đến khi con non nở và cùng chui ra. Nếu con đực bị chết thì cả tổ và con cái sẽ chết.
Phân bố: Việt Nam: Trên khắp lãnh thổ nước ta.
Thế giới: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đông Dương, Malaixia.
Giá trị: Nguồn gen quý. Có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Loài chim đẹp có kích thước rất lớn và có thể nuôi nhốt trong vườn thú


Nguồn : SVRVN T7.07, hình Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét