15- Bộ Cánh đôi-Hai cánh Diptera (Ruồi, Muỗi)
Ruồi là côn trùng thuộc bộ Diptera (theo tiếng Hy Lạp di có nghĩa là "hai" và pteron là "cánh"), chúng có một cặp cánh đơn trên đốt ngực giữa và một cặp bộ phận thăng bằng ở cánh sau, trên đốt ngực cuối. Một số con ruồi không có cánh như trong họ Hippoboscoidea.
Nằm trong một bộ lớn, tổng số hơn 240.000 loài gồm muỗi, ruồi nhuế và các loài khác, mặc dù chỉ dưới ½ đã được nghiên cứu. Đó là một bộ chính xét về lĩnh vực sinh thái lẫn tầm quan trọng đối với con người (về y học và kinh tế). Bọ hai cánh, xét riêng loài muỗi (Culicidae), là một nguồn truyền bệnh chủ yếu bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, virus sông Nil, sốt vàng da và một số bệnh lây truyền khác.
B.215- RUỒI NHÀ THƯỜNG
Sưu tập :
B.215- Ruồi nhà thường - Musca domestica
Ruồi nhà là một loài ruồi trong phân bộ Cyclorrhapha. Được cho là đã tiến hóa từ Đại Tân Sinh ở vùng Trung Đông và đã phân bố ra khắp thế giới, nó là loài ruồi phổ biến nhất trong tất cả các loài họ ruồi nhà, chiếm khoảng 91% tất cả các loài ruồi trong nơi ở của con người. Ruồi nhà được coi là một dịch hại có thể mang bệnh hiểm nghèo do cơ thể chúng mang nhiều mầm bệnh.
Ruồi nhà trưởng thành có màu xám đen với bốn sọc sẫm màu trên ngực, thân ít lông và một đôi cánh màng. Chu kỳ sinh sản của ruồi nhà là chu kỳ biến thái hoàn toàn. Mỗi con ruồi cái trưởng thành bắt đầu đẻ những quả trứng màu trắng hình bầu dục vào bãi rác, phân hay xác động vật phân hủy. Trứng nở ra những con giòi trắng mềm trong khoảng 8 – 48 giờ sau khi đẻ. Sau khoảng 2 đến 5 ngày chúng trở thành nhộng dài khoảng 8 mm. Con trưởng thành thường sống từ 2 đến 4 tuần nhưng có thể tạm dừng hoạt động vào mùa đông.
Con trưởng thành có chiều dài khoảng 5–8 mm. Ngực của chúng có màu xám hoặc thậm chí đôi khi màu đen, với bốn dòng tối dọc ở mặt sau. Toàn bộ cơ thể được bao phủ bởi lông giống như tóc. Con cái hơi lớn hơn con đực, và có một khoảng trống lớn hơn nhiều giữa mắt kép màu đỏ của chúng. Khối lượng của nhộng có thể dao động từ khoảng 8–20 mg điều kiện khác nhau. Như những loài Diptera(có nghĩa là "hai cánh") khác, ruồi nhà chỉ có một đôi cánh, cặp cánh sau bị tiêu giảm xuống rằng trợ giúp cho việc bay ổn định.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
B.215- RUỒI NHÀ THƯỜNG
B.214- RẬN MU
B.214- RẬN MU
Rận mu trong vùng lông của bộ phận sinh dục.
Trên lông mi của một người phụ nữ ở Bắc Kinh, BS đã gắp ra được 20 con rận mu.
Sưu tập :
Rận mu ở bụng
B.214- Rận mu - phthirus pubis.
(Theo thông tin trên mạng, Rận mu đã bùng phát tại Việt Nam và … nó thật khủng khiếp! Tôi sưu tầm bài đăng dài, các bạn chịu khó đọc.)
Rận mu hay còn gọi là rận lông mu, rận cua, chấy cua, rận bẹn (danh pháp khoa học: Pthirus pubis) là một loài rận thuộc côn trùng hút máu không có cánh sống và sinh sản ở vùng lông mu của con người như vùng da lông mu, vùng sinh dục nhất là ở nam giới. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu là tác nhân gây ra bệnh rận mu hay rận lông mu gây ra triệu chứng ngứa ngáy ở vùng sinh dục
+ Bệnh rận mu là một căn bệnh do loài rận mu (Pthirus pubis) gây ra. Đây một loài côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người, thậm chí chúng có thể sống trên các khu vực có lông khác, bao gồm cả lông mi, gây ra bệnh rận mu. Người nhiễm bệnh thường bị ngứa nhiều ở khu vực lông mu nhất là những vùng nhạy cảm của con người. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số toàn thế giới. Bệnh rận mu tuy do loài rận ký sinh nhưng được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
+ Bệnh do tác nhân chính là rận mu gây ra, rận mu dài từ 1 đến 3mm và có 6 chân. Rận mu hút máu người nơi chúng cư trú như ở chân lông mu (chúng dễ thích nghi với lông ở nam giới cứng và khô), dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu đối với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Rận mu ngoài cư trú và sinh sản bằng hình thức đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, chúng có thể trú ở cả ở lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc. Ngoài ra rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh.
+ Rận mu thường lây qua quá trình quan hệ chung chăn chung gối giữa các cá thể và thường thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 40 tuổi, nó có thể lây từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp như trong quan hệ tình dục, mặc chung quần lót, áo lót của người có rận mu, dùng chung chăn, màn, khăn tắm. Cha mẹ lây cho con cái thông qua nhiều cách như dùng chung khăn tắm, quần áo, giường hoặc tủ. Người lớn thường bị nhiễm bệnh nhiều hơn trẻ em. Cũng giống như hầu hết các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, rận mu chỉ có thể tồn tại được ở bên ngoài cơ thể ấm và ẩm của con người trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh thì không nhất thiết là do bị lạm dụng tình dục nên mới bị lây, mặc dù khả năng này nên được lưu ý
+ Các triệu chứng chủ yếu gồm:
Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh.
Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày.
Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu.
Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường
+ Bệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác.
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.213- RẬN
B.213- RẬN
Sưu tập :
B.213- Rận - pediculus humanus corporus.
Chấy rận (chí rận) là động vật ký sinh rất nhỏ, không cánh sống ký sinh bằng máu của bạn. Chấy rận dễ lây lan trên cơ thể hoặc quần áo và gây viêm da (đỏ, ngứa, sưng) gọi là bệnh chấy rận. Chấy rận được chia làm 3 loại bao gồm:
+ Chấy: sống ở da đầu của bạn;
+ Rận: loài này thường sống ở trên quần áo, trên giường và sẽ di chuyển lên da của bạn để hút máu. Chúng thường thấy ở những người không thể tắm hoặc giặc đồ thường xuyên;
+ Rận mu: thường thấy trên da và lông ở vùng mu. Ngoài ra rận mu cũng có thể được tìm thấy trên lông ngực, lông mày hoặc lông mi.
(Ngày xưa nghèo đói Rận có rất nhiều, giờ hình như đã tuyệt chủng)
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.212- CHẤY
14- Bộ Rận, chấy Phthiraptera
Chấy, Rận hay Chí là tên gọi chung cho các thành viên của hơn 3.000 loài côn trùng không cánh của bộ Phthiraptera, ba trong số đó được phân loại là tác nhân gây bệnh của con người. Chúng là bắt buộc ký sinh vào gia cầm và động vật có vú trừ động vật đơn huyệt (các loài thú mỏ vịt và thú lông nhím), dơi, cá voi, cá heo và tê tê.
B.212- CHẤY
Sưu tập :
B.212- Chấy - pediculus humanus captitis.
Chấy hay chí (phương ngữ miền nam Việt Nam) (danh pháp ba phần: Pediculus humanus capitis) là loài côn trùng ký sinh cư trú ở trên da và tóc của đầu người. Chấy sinh sống bằng cách hút máu vật chủ người cũng như thú vật. Chấy ký sinh gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho con người, nguyên nhân thường do lối sống mất vệ sinh.
Chấy không có cánh, kích thước cỡ 1,5 - 3 mm, mắt thường có thể nhìn thấy được. Miệng có sáu đôi móc để bám vào da và một mũi nhọn để chích và hút máu người. Chấy đẻ khoảng 200-300 trứng sau khi giao phối. Trứng chấy có hình bầu dục và màu hơi vàng và thường nằm ở gần chân tóc. Trứng nở và trưởng thành trong khoảng 7 đến 12 ngày. Trung bình chấy sống khoảng 30 ngày, có thể sống sót suốt 48 tiếng dù không được hút máu. Chấy có thể lây lan từ người nọ sang người kia hoặc qua việc dùng chung vật dụng như quần áo, lược chải tóc, đặc biệt là trẻ em.
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.211- BỌ CHÉT CHUỘT PHƯƠNG ĐÔNG
B.211- BỌ CHÉT CHUỘT PHƯƠNG ĐÔNG
Sưu tập :
B.211- Bọ chét chuột phương Đông : Xenopsylla cheopis.
Bọ chét chuột phương Đông hay bọ chét chuột nhiệt đới hay (tên khoa học là Xenopsylla cheopis), là một loài côn trùng ký sinh trên các động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột, và đóng vai trò là vector của bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu gặm nhấm, và sau đó hút máu người. Bọ chét chuột phương Đông được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong reo rắc Cái chết Đen.
Bọ chét chuột phương Đông không có hàm răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loài bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác.
Chiều dài cơ thể của bọ chét chỉ vào khoảng một phần mười chiều dài của một inch (khoảng 2,5 mm). Cơ thể của bọ chét được chia làm ba phần: đầu, ngực, và bụng và có cấu trúc thích nghi với khả năng nhảy xa. Phần đầu và ngực có các hàng lông cứng và phần bụng có tám đốt nhìn thấy được.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018
B.210- BỌ CHÉT MÈO
B.210- BỌ CHÉT MÈO
Bức ảnh cho thấy một số đặc điểm phân biệt bọ chét mèo với các loài bọ chét khác bao gồm cả lược hàm
Ấu trùng bọ chét đang tiêu hóa máu
Sưu tập :
B.210- Bọ chét mèo : Ctenocephalides felis
Bọ chét mèo - Ctenocephalides felis là một trong những loài bọ chét phân bố rộng rãi và có số lượng quần thể đông đảo nhất trên địa cầu.
Ký chủ chính của bọ chét mèo là mèo nhà, nhưng loài này cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới.
Bọ chét cái đẻ trứng trên ký chủ, tuy nhiên thường thì sau đó trứng lại rơi và phát triển trên đất hoặc nơi ký chủ sinh sống và đi qua.
Trứng sau đó nở ra ấu trùng, vốn có tính quang ứng động âm, có nghĩa là các ấu trùng này tránh ánh sáng trong môi trường chất nền. Ấu trùng bọ chét sử dụng nhiều loại mảnh vụn của các sinh vật khác làm thức ăn, nhưng nguồn thức ăn quan trọng nhất là máu khô của ký chủ đã được tiêu hóa và thải ra phân của bọ chét trưởng thành. Do đó quần thể bọ chét trưởng thành ký sinh trên ký chủ có vai trò nuôi sống quần thể ấu trùng sống xung quanh môi trường sống của ký chủ.
Ấu trùng bọ chét biến thái qua 4 bước trước khi cuộn mình vào trong kén và bước vào giai đoạn nhộng. Thời gian của giai đoạn nhộng biến đổi rất lớn; con bọ chét hoàn chỉnh trong nhộng bình thường sẽ không thoát ra ngoài trở thành bọ chét trưởng thành cho đến khi nào xuất hiện dấu hiệu của ký chủ tiềm năng như nhiệt độ cao hay sự rung động. Bọ chét trưởng thành thường được kích thích để xâm nhập ký chủ mới chỉ trong vòng vài giây sau khi rời khỏi kén. Con bọ chét mới này bắt đầu hút máu ký chủ chỉ vài phút sau đó
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.209- BỌ CHÉT CHÓ
B.209- BỌ CHÉT CHÓ
Sưu tập :
B.209- Bọ chét chó : Ctenocephalides canis.
Bọ chét chó - Ctenocephalides canis là một loài bọ chét sống ký sinh trên một loạt loài động vật có vú, đặc biệt là chó và mèo. Nó giống với bọ chét mèo (Ctenophalides felis), có thể sống trên một phạm vi rộng lớn các loài động vật hơn và nói chung là phổ biến hơn trên toàn thế giới.
Bọ chét chó gây rắc rối bởi vì nó có thể lây lan Dipylidium caninum.
Mặc dù chúng hút máu của chó và mèo nhưng đôi khi chúng đốt cả con người. Chúng có thể sống mà không cần ăn trong vòng vài tháng; tuy nhiên, con cái cần phải ăn trước khi đẻ trứng. Chúng có thể đẻ khoảng 4.000 trứng trên lông các vật chủ. Từ những quả trứng, chúng nở ra và đi qua vòng đời gồm 4 giai đoạn: phôi, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Toàn bộ vòng đời từ trứng đến trưởng thành phải mất từ hai đến ba tuần, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào nhiệt độ. Thời gian này có thể dài hơn trong điều kiện mát mẻ.
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.208- BỌ JIGGER
B.208- BỌ JIGGER
Sưu tập :
(Lông, da người và bọ Jigger dưới kính hiển vi)
B.208-Bọ Jigger - Tunga penetrans
Tunga penetrans là một loài côn trùng hút máu sinh sống ở các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là Nam Mỹ, Trung Mỹ và Tây Indies và vùng phụ cận sa mạc Sahara ở Nam Phi.
Ký sinh : Loài này hút máu, đi vào cơ thể nạn nhân từ bàn chân, sinh trưởng rồi đẻ hàng trăm quả trứng bên trong cơ thể con mồi của nó. Sự hiện diện của bọ khiến nhiều bộ phận trên cơ thể người như môi, mông và thậm chí mí mắt, bị hoại tử. Loài bọ Tunga penetrans có thể giết chết trẻ em dễ dàng và gây hiện tượng chết sớm ở những người trưởng thành đang mắc bệnh khác.
Loài bọ Tunga penetrans sinh sản ở những nơi bẩn và bụi bặm. Phần lớn nạn nhân, đặc biệt là người lớn tuổi, không thể đi lại hay làm việc. Bệnh do bọ này gây ra có tên y học là Tungiasis. Trong một vài trường hợp đặc biệt, khi 1 cá thể bọ Tunga Penetrans xâm nhập vào cơ thể nhưng không được giao phối để sinh sản, nó sẽ rơi vào trạng thái "chờ". Tức là bệnh sẽ tạm thời không phát tác. Bọ Tunga Penetrans có thể ở trong trạng thái chờ hằng năm trời đến khi nào gặp được "bạn tình". Đây chính là cơ hội vàng để trị bệnh Tungiasis.
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.207- BỌ CHÉT
13- Bộ Cánh ống Siphonaptera (Bọ chét)
B.207- BỌ CHÉT
Xenopsylla cheopis
Mô tả bọ chét qua kính hiển vi điện tử quét
Sưu tập :
B.207- Bọ chét - Siphonaptera
Bọ chét là tên gọi thông dụng đối với các loại côn trùng nhỏ không có cánh thuộc bộ Siphonaptera (một số tài liệu khoa học lại dùng tên Aphaniptera), phân lớp côn trùng có cánh. Bọ chét là một loài ký sinh trùng sống trên da vật chủ là các loài động vật có vú và chim để hút máu.
Thân hình bọ chét dài từ 1,5-1,6 mm nhưng bọ chét khỏe phi thường. Bọ chét có thể nhảy cao 18 cm; xa 33 cm - khoảng gấp 200 lần chiều dài thân của chúng, khiến chúng là loài vật nhảy cao và xa nhất trong số các động vật nếu tính theo tỷ lệ độ dài và độ cao chúng nhảy được so với kích thước. Bọ chét có thể đẩy những quả bóng nặng hơn bản thân mình gấp 30 lần. Có khoảng một nghìn loài bọ chét khác nhau. Chúng có mặt ở khắp các châu lục, thậm chí cả ở Nam Cực. Bọ chét là tác nhân truyền bệnh dịch và bằng cách nhảy từ chỗ này sang chỗ khác, chúng từng định đoạt số phận của loài người. Trong lịch sử, bệnh dịch hạch do bọ chét chuột gây ra năm 1374 đã cướp đi sinh mệnh của một phần tư dân số châu Âu.
Nguồn: Wikipedia & Internet
B.206- BỌ NHẢY TRÊN HOA MIỀN TÂY
B.206- BỌ NHẢY TRÊN HOA MIỀN TÂY
Sưu tập :
B.206- Bọ nhảy trên hoa miền Tây - Frankliniella occidentalis
Frankliniella occidentalis hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Western flower thrips là một loài côn trùng có nguồn gốc từ miền tây nước Mỹ và truyền sang nhiều quốc gia trên thế giới, chúng được tìm thấy trong nhà kiếng ở nhiều nơi trên thế giới, gây thiệt hại rất lớn cho ngành nông nghiệp.
Đặc điểm : Chúng sinh sản rất nhanh không cần sự giao hợp, ấu trùng không di động nhưng con trưởng thành mặc dù không có cánh nhưng di chuyển rất nhanh, đời sống của chúng khoảng 20 ngày, phát triển dân số rất mau, chúng phá hoại tế bào của cây làm cho cây cằn cỏi và chết, con thrips đẻ trứng lên trên trái cà lúc còn nhỏ, trứng nở thành ấu trùng sống bám vào trái tạo những vết trầy trên trái gây hư hại đáng kể.
Western flower thrips là tác nhân gây nên bệnh héo rủ cà chua (TSWV), do ấu trùng tạo nên, mặc dù là vậy nguyên do chính vẩn là con trưởng thành mang mầm bệnh gây nhiểm, bệnh héo rủ trên cà không di truyền, tuy nhiên trên những nơi bệnh có những dấu hiệu vi khuẩn có thể tái phát triển, con thrips nói chung cũng mang những phấn hoa đã lây nhiểm vi khuẩn từ những cây bị bệnh sang những cây không bị bệnh.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018
B.205- BỌ TRĨ HẠI HOA HỒNG
B.205- BỌ TRĨ HẠI HOA HỒNG
Sưu tập :
B.205- Bọ trĩ hại hoa hồng - Stenchaetothrips biformis
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ khoảng 1mm nên chúng ta khó có thể nhìn chúng bằng mắt thường, do đó cách nhận biết chúng là xem các biểu hiện dấu hiện xuất hiện trên lá hoa hồng.
Trên lá hoa hồng có các biểu hiện, các ngọn non, lá non bị quăn queo, lá xoăn lại. Còn các lá trưởng thành hoặc các lá già có hiểu hiện thâm lá, xuất hiện các vết đen loang lổ. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, khi có tiếng động chúng trốn và ẩn nấp trong các ngọn hồng non rất nhanh.
Chú ý: Biểu hiện đáng quan tâm nhất chính là biểu hiện xoăn ở các ngọn non và các lá non.
Nguồn : Wikipedia & Internet
B.204- BỌ TRĨ
12- Bộ Thysanoptera: Bộ Cánh viền (bọ trĩ) B.204- BỌ TRĨ
Sưu tập :
B.204- Bọ trĩ (rầy lửa) - Thrips palmi
Đặc điểm hình thái: Bọ trưởng thành và bọ non đều rất nhỏ, dài khoảng 1 mm. Bọ trưởng thành màu vàng đậm hoặc màu đen, cánh là những sợi tơ mảnh, cuối bụng thon. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.
Phát sinh gây hại:
- Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô. Chúng gây hại nặng từ giai đoạn cây con đến ra hoa, đậu trái. Chích hút nhựa làm đọt non bị khô, lá xoăn vàng , ngọn dưa chùn lại và ngóc đầu lên (đầu lân), làm rụng hoa, trái không phát triển.
- Bọ trĩ cùng với bọ dưa là môi giới truyền bệnh khảm.
Biện pháp phòng trừ:
- Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt. Trong mùa khô nóng, tưới đều đặn bằng cách phun mưa để cho ruộng dưa ẩm và mát, hạn chế bọ trĩ phát triển.
- Bọ trĩ có sức kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì vậy cần dùng các thuốc có tác động tiếp xúc mạnh và phải luân phiên thuốc giữa các lần phun. Phun thuốc vào lúc sáng sớm khi cánh bọ trĩ còn ướt, dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non thì hiệu quả mới cao.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)