B.165- BỌ RÙA HẠI BẦU BÍ
Sưu tập :
B.165- Bọ rùa hại Bầu Bí - Epilachna vigintioctopunctata
Đặc điểm hình thái:
- Bọ rùa trưởng thành là 1 loài bọ cánh cứng có hình bán cầu, màu nâu đỏ hoặc vàng với nhiều chấm đen trên lưng. Con trưởng thành có màu nâu đỏ hoặc màu vàng, trên lưng có 28 chấm đen.
- Ấu trùng có màu vàng nhạt và có nhiều gai nhọn trên lưng và hai bên sườn.
- Nhộng hình bầu dục màu vàng, thân có lông và nhiều chấm đen.
Phát sinh gây hại:
- Trưởng thành hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát, thường gây hại từ khi cây dưa còn nhỏ đến khi có trái. Nhiều nhất khi cây ra hoa, có trái non.
- Bọ rùa cạp ăn lá, mật số cao có thể ăn trụi lá trên cây.
Biện pháp phòng trừ:
- Ngắt bỏ lá bị hại và lá có nhộng bám, bắt giết bọ non và bọ trưởng thành.
- Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật, phơi và đốt bỏ.
- Phun thuốc vào lúc sáng sớm hay chiều mát.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018
B.165- BỌ RÙA HẠI BẦU BÍ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét