B.149- KẸP KÌM SEGUYI
Sưu tập :
B.149- Kẹp kìm Seguyi - Dorcus seguyi
Đặc điểm nhận dạng:Chúng có những đặc tính sinh thái rất giống với giống loài Dorcus mellianusđang phân bố rải rác từ Ấn Độ và Thái Lan. Nhưng kích thước nhỏ hơn, càng ngắn hơn và mối liên hệ giữa 2 loài này không rõ ràng lắm. Con đực hơi lớn hơn con cái, thường có màu nâu đậm trong khi đó con cái có màu đen bóng. Kích thước lớn nhất của con đực là 30,6mm. Con đực có phía đầu răng khá nhọn. Con cái thì phía ngực trư*ớc có đặc điểm là rộng. Tên loài segu là lấy tên của nhà nghiên cứu của viện bảo tàng Pari Dr Eugene seguy, người đã có nhiều công trình nổi tiếng nghiên cứu về bọ cánh cứng.
Sinh học, sinh thái:Là loài khá phổ biến, chúng phân bố rải rác từ Bắc bộ Việt Nam đến miền Nam Trung Quốc. Sống ở các khu rừng thường xanh núi cao và các cá thể trưởng thành thường xuất hiên từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Ấu trùng và thức ăn của chúng chưa có dẫn liệu.
Phân bố:Việt Nam: Loài kẹp kìm này phân bố nhiều ở phía Bắc Việt Nam (Vườn quốc gia Tam Đảo), Vườn quốc gia Hoàng Liên (lào Cai)
Thế giới: Nam Trung Quốc, Thái Lan và Lào
Tình trạng: Do loài côn trùng này có giá trị cao nên trở thành hàng hoá và được buôn bán mạnh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, mẫu vật thuộc loài này đã và đang bị thu bắt nhiều. Số lượng cá thể của loài này bị suy giảm nhanh chóng và trở nên ít gặp.
Biện pháp bảo vệ: Loài cánh cứng có kích thước lớn có giá trị rất cao về mọi mặt: khoa học, thẩm mỹ, thương mại. Trước mắt cần cấm bắt loài côn trùng này để buôn bán.Mặc dù đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn thiên nhiên nhưng cần hạn chế việc thu bắt, khai thác sinh cảnh sống của chúng.
Nguồn : SVRVN & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018
B.149- KẸP KÌM SEGUYI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét