B.211- BỌ CHÉT CHUỘT PHƯƠNG ĐÔNG
Sưu tập :

B.211- Bọ chét chuột phương Đông : Xenopsylla cheopis.

Bọ chét chuột phương Đông hay bọ chét chuột nhiệt đới hay (tên khoa học là Xenopsylla cheopis), là một loài côn trùng ký sinh trên các động vật gặm nhấm, chủ yếu là chuột, và đóng vai trò là vector của bệnh dịch hạch và sốt phát ban chuột. Sự lan truyền bệnh xảy ra khi bọ chét hút máu gặm nhấm, và sau đó hút máu người. Bọ chét chuột phương Đông được biết đến nhiều vì vai trò của nó trong reo rắc Cái chết Đen.
Bọ chét chuột phương Đông không có hàm răng lược ở hàm và ở ngực. Đặc điểm này được dùng để phân biệt với các loài bọ chét mèo, bọ chét chó và những loài bọ chét khác.
Chiều dài cơ thể của bọ chét chỉ vào khoảng một phần mười chiều dài của một inch (khoảng 2,5 mm). Cơ thể của bọ chét được chia làm ba phần: đầu, ngực, và bụng và có cấu trúc thích nghi với khả năng nhảy xa. Phần đầu và ngực có các hàng lông cứng và phần bụng có tám đốt nhìn thấy được.

Nguồn : Wikipedia & Internet