B.236- MUỖI HÀNH
Sưu tập :
B.236- Muỗi hành - Orselia oryzae
Muỗi hành gây hại ở nhiều nước trồng lúa châu Á. Thất thoát năng suất do muỗi hành có thể đến 50%.
Đặc tính sinh học
Trứng: Thon dài, mới đẻ có màu trắng, trước khi nở có màu vàng.
Sâu non: Giống như dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 4 - 5 mm.
Nhộng: Có màu hồng nhạt, trước khi vũ hóa, có màu đỏ, dài 2 - 4 mm, giai đoạn nhộng dài 3 - 5 ngày, cả sâu non và nhộng sống và gây hại trong ống hành. Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống hành. Khi sắp vũ hóa, nhộng di chuyển lên ngọn ống hành, dùng gai bụng đục lỗ, chui nửa mình ra, lột vỏ nhộng để lại trên đầu ống hành để thành trùng (muỗi) bay thoát ra ngoài.
Trưởng thành: Giống như muỗi nhà, sải cánh dài 3 - 5 mm, muỗi cái bụng màu đỏ nhạt, muỗi đực, nhỏ hơn muỗi cái, màu nâu vàng.
Muỗi hoạt động (giao phối, đẻ trứng) mạnh về đêm, sức bay yếu nên tầm gây hại hạn chế trong khu vực giới hạn, bị dẫn dụ bởi ánh sáng. Con cái đẻ 100 - 200 trứng.
Nguồn : Wikipedia & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018
B.236- MUỖI HÀNH
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét