Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

345- CỎ ĐUÔI LƯƠN

345- CỎ ĐUÔI LƯƠN



Cỏ đuôi lươn
 
CỎ ĐUÔI LƯƠN
Thân lông trắng, lá hình gươm
Tên em: Bối bối, Đuôi lươn, hoa vàng
Vốn loài cỏ dại mọc hoang
Phòng chữa sản hậu nhân dân hay dùng.
BXP

Sưu tập
Cỏ đuôi lươn tên khoa học Philydrum lanuginosum,chi Philydrum,Họ PhilydraceaeCỏ đuôi lươn, bộ Commelinales Thài lài
Cỏ đuôi lươn còn gọi Bối bối, Ðũa bếp. Cây thảo sống nhiều năm, cao 0,30-1,30m. Trên thân có rất nhiều lông ngắn màu trắng, trông như len, nhiều nhất là ở phía dưới cụm hoa. Lá xếp hai dãy, hình gươm, dài đến 70cm, rộng ở gốc 1cm, phía trên có vạch dọc, phía dưới có lông. Lá ở gốc phủ lên nhau, có khi tới 4 - 5 lá, dài và hẹp. Lá trên thân nhỏ hơn, mọc so le.
Cụm hoa mọc thành bông 
ở ngọn. Lá bắc tồn tại như lá nhưng nhỏ, có lông hoặc không có lông. Hoa ra vào tháng 3 có màu vàng tươi, mọc so le, không cuống, cánh hoa 2, nhỏ, nhị 1; bầu 3 ô. Quả nang mảnh, hạt nhỏ. Hoa tháng 3. 
Thấy mọc hoang ở những vùng đầm lầy hay ẩm ướt, chịu cả loại đất phèn tại nhiều tỉnh ở Nam Bộ và kéo dài tới các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế... ra các tỉnh phía Bắc như Bắc Ninh, Bắc Giang...
Đây là loại cỏ thông dụng mà nhân dân Việt Nam dùng làm thuốc. Tại các cửa hàng bán lá ở Hà Nội, người ta còn bán để cho phụ nữ mua dùng trước và sau khi sinh nở (chữa bệnh hậu sản). 
- Phòng chữa chứng hậu sản: Lấy cây đuôi lươn khô 15 - 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa lở loét, sưng đau: Dùng cây đuôi lươn giã nát rồi xát vào chỗ sưng đau hoặc nấu thành nước rửa chỗ lở loét. Kết hợp uống trong lấy cây đuôi lươn 10 - 15g, sắc lấy nước uống trong ngày

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét