Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

347- CỎ NẾN

347- CỎ NẾN




sen Thái, hồng môn, xanh gương sen, mào gà.
CỎ NẾN
Hoa đơn dày đặc thành bông
Trông như cây nến, nâu hung đẹp mầu
Cắm hoa trang trí đẹp sao
Bột hoa chữa bệnh khác nào thuốc tiên.
BXP
Sưu tập
Cỏ nến, Bồn bồntên khoa học Typha angustata, chi Typha, Họ Typhaceae Hương bồ, Cỏ nến, bộ Poales Hòa thảo
Cỏ nến hay Bồn bồn,cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng hoặc màu hung nhạt. Quả dạng gần quả hạch, nhỏ, hình thoi, khi chín mở theo chiều dọc. 
Cây mọc ở các chỗ ẩm lầy một số nơi ở miền Bắc Việt Nam, như ở Sa Pa (Lào Cai) hay ở Gia Lâm (Hà Nội). Còn phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản. Người ta dùng phấn hoa của các hoa đực đã phơi khô. Chọn ngày lặng gió, cắt bông hoa, phơi khô (nếu trời râm phải tãi ra, tránh ủ nóng làm biến chất). Dùng cối nghiền, sàng sạch lông và tạp chất, rây lấy bột nhỏ, phơi khô để dùng. 
Vị ngọt nhạt, tính bình. Ðể sống thì có tác dụng lợi tiểu, giảm đau, tiêu viêm. Sao đen có tác dụng cầm máu, bổ huyết. Từ thời Thượng Cổ, ở nhiều nước, người ta đã dùng phấn hoa Cỏ nến làm thuốc lợi tiểu và săn da. Nay thường được dùng trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, có thai ra huyết (sao đen sắc uống), chữa bạch đới, ứ huyết do vấp ngã hoặc đánh đập tổn thương. Ngày dùng 5-10g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét