Sưu tập :
Hạc cổ trắng - Ciconia episcopus episcopus, chi Hạc Ciconia, Tông Ciconiini, Họ Hạc Ciconiidae, 10- Bộ Hạc Ciconiiformes
Đặc điểm nhận dạng:
Con trưởng thành có màu đen ánh lục ở đỉnh đầu, cổ và sau lưng, dưới đuôi màu trắng. Phần còn lại của bộ lông có màu đen ánh đồng ở bao cánh, sau lưng và hông. Con non có bộ lông tương tự nhưng ở màu đen có ánh nâu được thay bằng màu thẫm, lông cổ hơi dài hơn. Mỏ màu đen, mép và chóp mỏ phớt đỏ, chân đỏ thẫm.
Sinh học - Sinh thái: Nơi sống thích hợp nhất là ở các cánh đồng ngập nước, đầm lầy, vùng quanh các hồ lớn. Mùa sinh sản từ tháng 8 - 11 hàng năm, hay gặp làm tổ trong các rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi lứa đẻ khoảng 3 - 5 trứng. Thức ăn là các loài động vật thuỷ sinh, chủ yếu là cá.
Phân bố: Trong nước: Từ Nam Trung Bộ đến Nam Bộ.
Thế giới: Châu Phi, Ấn Độ, Pakixtan, Lào, Cămpuchia, Mianma, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Philipin.
Giá trị: Nguồn gen qúy, giá trị khoa học cao.
Tình trạng: Số lượng đang bị giảm sút nghiêm trọng. Đến nay chỉ thỉnh thoảng gặp loài này ở vùng rừng tràm U Minh thuộc Đồng Tháp Mười, vùng Mã Đà (Đồng Nai), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) và một số trảng ngập nước ở rừng Tây Nguyên. Nguyên nhân chính là do mất nơi làm tổ thích hợp, bị quấy nhiễu và có thể do nguồn thức ăn bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh còn tồn dư ở nơi chúng kiếm ăn.
Nguồn : SVRVN T7.15, hình Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015
B.807- HẠC CỔ TRẮNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét