Sưu tập :
Cò nhạn - Anastomus oscitans, chi Cò nhạn Anastomus, Tông Mycteriini, Họ Hạc Ciconiidae, 10- Bộ Hạc Ciconiiformes
Đặc điểm nhận dạng:
Chim trưởng thành: Mùa hè, các lông cánh sơ cấp, lông cánh thứ cấp, lông vai dài nhất, cánh con, lông bao cánh sơ cấp và thứ cấp, lông đuôi màu đen có ánh lục hay hồng. Phần còn lại của bộ lông màu trắng. Mùa đông, các lông trắng ở mặt lưng được thay thế bằng lông xám nhạt. Mắt trắng, xám vàng nhạt hay nâu nhạt. Mỏ xám sừng hơi lục, phần dưới mỏ hơi hung. Da trần quanh mắt màu đen. Chân hồng vàng nhạt hay hồng nâu nhạt. Kích thước cơ thể lớn với đặc điểm nổi bật là mỏ trên và dưới không khép chặt vào nhau ở đoạn giữa mà chỉ ở chóp và gốc mỏ.
Chim non: Đầu, cổ và trước ngực có màu nâu xám nhạt. Vai màu nâu đen nhạt, các lông đều viền xám hung nhạt.
Nơi sống: ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nước như là hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa. Thức ăn chủ yếu là ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch nhái, cua, côn trùng lớn. Chưa có nhiều dẫn liệu về sinh sản của loài này, theo tài liệu thì cò nhạn làm tổ tập đoàn cùng một số loài cò, diệc, cò quăm. Tổ của chúng làm rất gần nhau. Thường đẻ 4 trứng, ấp 27 - 30 ngày. ở nước ta trước đây chúng làm tổ ở một vài sân chim như Bạc Liêu, Đầm Dơi, Cái Nước.
Phân bố: Trong nước: Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh.
Thế giới: Ấn Độ, Xri Lanka, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.
Giá trị: Là nguồn gen qúy, hấp dẫn cho tham quan du lịch sinh thái.
Nguồn : SVRVN T1.2, hình Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015
B.818- CÒ NHẠN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét