Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

B.203- BƯỚM HẠI TUẾ








Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng: Mặt trên màu xanh dương, viền đen mảnh, là loài có đuôi mảnh như sợi chỉ, có một đốm đen sát đuôi cánh sau. Con cái màu nhạt hơn, chỉ có gốc cánh còn màu xanh, nhưng có màu xanh da trời với viền đen rộng trên mép cánh trước, các đốm gần mép ngoài cánh sau ở khoảng 2 màu vàng cam. Mặt dưới màu nâu nhạt có các vạch màu sậm hơn, viền trắng và vài đốm đen rất rõ, có một đốm mắt lớn viền cam ở sát đuôi. Các đốm ở cuối cánh sau ở khoảng 1b và 2 màu vàng da cam, các dạng mùa khô có dải băng nhạt màu ở ô cánh thuộc cả cánh trước và cánh sau. Sải cánh: 26-30mm.
Sinh học sinh thái: Thường gặp ở vườn hoa, bãi đất trống có cây bụi thấp hay cỏ; cũng là "thành viên" thường thấy ở các vũng nước trong rừng. Sâu ăn lá cây thiên tuế Cycas spp., họ Thiên tuế Cycadaceae. Đôi khi bị coi là địch hại của loại cây cảnh này. Loài này thường sống ở độ cao dưới 1.200m trong các khu rừng thứ sinh, các trảng cỏ cây bụi và vùng nông nghiệp.
Phân bố: Celon, Ấn Độ, Banglades đến Mianma và Đông Dương (Thái Lan, Lào, Việt Nam), Malaixia. Ở Việt Nam: từ miền Trung vào miền Nam. Rất phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phía nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Có giá trị trong phân loại học và đa dạng sinh học nhưng đây lại là một loài côn trùng có hại cần phòng diệt, mặc dù loài này chưa gây hại đến ngưỡng kinh tế.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét