Sưu
tập :
B.205- Bướm lông xanh - Anthene emolus
Đặc điểm nhận dạng:
Giống Anthene có vài đặc điểm giống với Nacaduba,
tuy nhiên râu của chúng dài hơn và mập. Gân 11 và 12 tự do ( không nối với
nhau). Lông rung ở cuối cánh sau dài và tạo thành 3 đuôi ngắn ở gân 1,2 và
3.Việt Nam có hai loài trong giống Anthene. Loài A.lycaenina có chót cánh trước
và góc ngoài cánh sau nhọn hơn, mép ngoài cánh trước khá thẳng; ở mặt dưới cánh
sau, sát bờ cánh, có một chấm đen rất rõ. Còn loài A.emolus có mặt trên con đực
xanh tím sậm với nền mép đen, con cái màu nâu với phần gốc cánh màu tím - trên
cánh sau con cái có các đốm tối màu ở mép ngoài. Mặt dưới con đực và cái giống
nhau, cánh sau có một đốm mắt viền cam ở góc ngoài và một chấm đen ở đáy cánh,
gần gốc cánh. Có ba đuôi rất ngắn ở cánh sau, tạo thành từ các lông nhỏ. Có
kích thước gần bằng các loài thuộc giống Jamides và Nacadula. Sải cánh ≥ 30mm.
Loài A.emolus còn có một dạng khác nữa, về cơ bản rất giống dạng được giới thiệu
trên đây, nhưng màu sắc ở mặt trên xanh đậm hơn và các hoa văn ở mặt dưới rõ
rệt hơn.
Sinh học sinh thái: Thường gặp ở các
vũng nước trong rừng. Hay đậu lên quần áo hoặc da người để hút các chất khoáng
trong mồ hôi. Bay rất nhanh nhưng chỉ từng chặng ngắn. Bướm đực có thể thường
gặp ở những chỗ đất trũng trên những lối mòn nhỏ trong rừng, ở bờ sông và suối
gần rừng phục hồi thứ sinh. Loài này thích vùng đất thấp. Trên bán đảo Malaysia
bướm cái đẻ trứng trên cây Vàng anh - Saraca dives họ Đậu Fabaceae, định cư do
những loài kiến đặc biệt. Sâu non tuổi nhỏ được kiến tha đến tổ của chúng, ở đó
chúng lớn lên, trong khi những sâu non không được kiến tha về tổ sẽ bị
chết.
Phân bố:
Phân bố từ Ấn Độ qua bán đảo Đông Dương : Thái Lan,
Lào, Việt và quần đảo San-đa đến Tân-Ghi-nê và Ôx-trây-li-a. Loài này xuất hiện
khắp nơi ở Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài phân bố rộng và thường gặp.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét