Sưu
tập :
B.206- Bướm lá xanh - Amblipodia anita
Đặc điểm nhận dạng:
Giống này bao gồm một số những loài bướm tro to và
đẹp, mép trên của chúng có nhiều loại màu sắc từ tía đến xanh và mặt dưới giống
chiếc lá với một đường tối đặc trưng chạy từ chót cánh đến mép trong cánh. Cánh
trước con cái chỉ có 11 gân, gân số 7 của chúng kết thúc ở mép trên. Cánh trước
con đực có tất cả 12 gân rõ rệt. Loài Amblypodia anita khá lớn trong họ này.
Mặt trên cánh màu xanh hơi óng ánh, mép viền đen. Con cái màu nâu đỏ hoặc nâu
tối, chỉ có phần gốc cánh màu xanh. Mặt dưới cánh màu sắc loang lổ như sắt gỉ
hoặc lá héo, thay đổi tuỳ theo từng cá thể. Có một đuôi ngắn, phình to thành
thuỳ tròn ở gốc đuôi. Sải cánh: 45-52mm. Việt Nam có hai loài trong giống
Amblypodia. Loài Amblypodia narada, hiếm hơn nhiều, có viền đen cánh lớn hơn và
rộng dần về chót cánh trước, con cái viền đen rộng hơn nhiều so với con đực.
Sinh học sinh thái:
Sống ở rừng nguyên sinh. Thường gặp hút chất khoáng
ở chất thải của chim và thú rừng dọc đường mòn. Bay rất nhanh. Nơi chúng tụ tập
là những con đường rừng và lối đi của động vật, chủ yếu ở độ cao vừa và thấp, ở
chỗ có chất thải của chim và thú. Chúng cũng bị hấp dẫn bởi mùi quấn áo ướt mồ
hôi. Trên bán đảo Malaysia sâu non ăn chồi cây Dương dầu Olax wightiana
Phân bố: Từ Sri-lan-ca đến Assam, Mian-ma, Thái
Lan, Đông Dương và quần đảo San-đa. Phân bố khắp Việt Nam nhưng chỉ phổ biến ở
miền Nam Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Phân bố thế giới rộng nhưng ở Việt Nam không thường
gặp.
Nguồn : SVRVN & Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét