Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

B.212- BƯỚM NGỰA VẰN







Sưu tập :


Đặc điểm nhận dạng: Các cá thể của loài này thay đổi màu nền và các hoa văn theo mùa. Mặt trên cánh con đực màu trắng xanh; cánh viền đen mảnh; con cái có viền đen mép ngoài cánh rộng hơn và có màu đen rộng đến 1 mm ở chót cánh. Mặt dưới có các sọc trắng nhỏ; góc ngoài cánh sau có hai đốm mắt với viền cam hình trăng khuyết; có một băng ở sau ô cánh trước liên tiếp từ gân 3 đến gân 7. Cánh sau có một đôi đường thẳng màu trắng ở gần gốc, ở những dạng mùa khô các hoa văn màu tối hơn và cùng nhau tạo thành các dải liên tiếp. Con đực có đặc điểm giới tính phụ. Có một đuôi ngắn. Màu nền mặt dưới cánh thay đổi tuỳ theo mùa. Loài Jamides celeno còn có một dạng khác nữa cũng tương tự như dạng vừa mô tả nhưng khác ở chỗ băng ở sau ô cánh trước không liên tiếp từ gân 3 đến gân 7. Sải cánh: 27-40mm.
Sinh học sinh thái: Gặp ở bãi cỏ, trảng trống có nắng. Khi thấy người thường bay một lúc khá lâu mới đậu lại nên khó quan sát. Xuất hiện ở những sinh cảnh khác nhau bao gồm rừng nguyên sinh thường xanh, những bãi trống trong rừng và những vùng đất trồng trọt. Bướm thường có kiểu bay yếu và chậm, khá gần mặt đất. Loài này có thể gặp quanh năm. Tại Hồng Kông, bướm cái đẻ trứng trên cây Dây mấu, Dây mật thuộc họ Đậu Fabaceae.             
Phân bố: Ấn Độ và Nam Trung Quốc đến đảo Hải Nam và Đài Loan, Thái Lan, Lào, phía Nam đến Suntheland và Papua New Ghine. Đây là một trong những loài phổ biến nhất gặp khắp nơi ở Việt Nam. Tên loài được đặt theo đặc điểm hình thái.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ:
Là loài bướm phổ biến và có phổ phân bố rất rộng.

Nguồn : SVRVN &  Internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét