Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

I- Vũ trụ quan khoa học


VŨ TRỤ QUAN
Bài viết này gồm hai phần:
Vũ trụ quan khoa học và Vũ trụ quan Phật giáo
I- Vũ trụ quan khoa học
+ Aristotle: (384 – 322 TCN)
Aristotle là nhà đại Hiền Triết và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại. Toàn thể các tác phẩm có thể xem là một bộ bách khoa của Hi Lạp nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Nhưng những phương tiện nghiên cứu của Aristoteles vô cùng thô sơ so với những phương tiện nghiên cứu tối tân ngày nay. Ông phải đo lường thời gian mà không có đồng hồ, đo lường nhiệt độ mà không có hàn thử biểu, xem thiên văn mà không có kính viễn vọng, đoán thời tiết mà không có phong vũ biểu. Những phương tiện duy nhất mà Aristoteles đã sử dụng là một cái thước và một cái la bàn. Sức hút của Trái Đất, hiện tượng phát điện, áp lực không khí, nguyên lý ánh sáng, nhiệt lượng và hầu hết những lý thuyết tân tiến của khoa học hiện đại đều hoàn toàn chưa được phát minh.
+ Nền triết học Aristotle có ảnh hưởng sâu rộng trong tư tưởng Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.
+ Lý thuyết động vật học Aristoteles đã không thay đổi và được giảng dạy tại tất cả các trường học cho tới khi Thuyết tiến hóa của Charles Darwin ra đời vào thế kỷ 19.
+ Triết lý về bốn nguyên tố: Đất, nước, gió, lửa tạo nên thế giới cho tới nay vẫn còn giá trị.
+ Học thuyết của Aristoteles cũng giữ một vai trò quan trọng trong bộ môn Thần học và trước thế kỷ 20, môn Luận Lý được coi là của Aristoteles.
+ Quan niệm về vũ trụ là nền tảng cho thuyết Địa tâm của Ptolemy. (Một số quan niệm của Aristoteles sau này bị Galileo Galilei đánh đổ.)
+ Thuyết Địa tâm và Hệ Ptolemy
Trong thiên văn học, mô hình địa tâm của vũ trụ là lý thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó.
Hệ này được coi là hình mẫu tiêu chuẩn thời Hy Lạp cổ đại, được cả Aristoteles và Ptolemy, cũng như đa số các nhà triết học Hy Lạp đồng thuận.
Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ thường cho mô hình địa tâm đi cùng với Trái Đất hình cầu. Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận cuối thế kỷ 16 trở về sau nó dần bị thay thế bởi hệ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler.
Claudius Ptolemaeus (Ptolemaeus, Ptolemy hay Ptolémée hay Ptôlêmê, khoảng 100-178 SCN) là một nhà bác học Hy Lạp đã xây dựng lên hệ Ptolemy
Hệ Ptolemy được hình thành từ nhiều lý thuyết coi Trái Đất là trung tâm đứng yên của vũ trụ. Các ngôi sao được gắn vào một mặt cầu bên ngoài và nó quay nhanh, ở mức độ tương đối với nhau, trong khi các hành tinh được đặt trên những mặt cầu nhỏ hơn và mỗi hành tinh có một mặt cầu riêng biệt.
Thứ tự các hành tinh từ Trái Đất trở ra theo hệ Ptolemy như sau: Mặt Trăng, Sao Thuỷ, Sao Kim, Mặt trời, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Các định tinh.
+ Thuyết Nhật tâm hay Hệ thống Copernicus (Nicolaus Copernicus 1473 -1543)
Năm 1543 hệ địa tâm lần đầu tiên bị thách thức nghiêm trọng khi Copernicus xuất bản cuốn “Về chuyển động quay của các thiên thể” (De revolutionibus orbium coelestium), ấn định rằng Trái Đất và các hành tinh khác đều quay quanh Mặt trời. Cuốn sách này đánh dấu sự chấm dứt của thuyết địa tâm coi Trái Đất ở trung tâm vũ trụ. Copernicus cho rằng Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh Mặt Trời một vòng trên một năm, và quay quanh trục một vòng trên một ngày. Ông đã khám phá được vị trí chính xác của những hành tinh đã được biết và giải thích sự tiến động của những điểm phân một cách chính xác bởi sự thay đổi vị trí một cách chậm chạp của trục quay của Trái Đất. Ông cũng đưa ra giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây ra các mùa: rằng trục của Trái Đất không vuông góc với với hành tinh trên quỹ đạo của nó. Ông cộng thêm vào sự chuyển động của Trái Đất, theo đó trục của nó được giữ hướng về đúng một điểm trên bầu trời trong suốt cả năm.
Các lý thuyết của Copernicus phủ nhận lời giải thích Mặt Trời quay quanh Trái Đất trong Cựu Ước (Joshua 10:13).
+ Galileo Galilei (1564 -1642)
Galileo Galilei (phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, và ủng hộ Chủ nghĩa Copernicus. Galileo đã được gọi là "cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại", "cha đẻ của vật lý hiện đại", "cha đẻ của khoa học", và "cha đẻ của Khoa học hiện đại."
Những đóng góp của ông trong thiên văn học quan sát gồm vệc xác nhận các tuần của Sao Kim bằng kính thiên văn, phát hiện bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, được đặt tên là các vệ tinh Galileo để vinh danh ông, và sự quan sát và phân tích vết đen Mặt Trời. Galileo cũng làm việc trong khoa học và công nghệ ứng dụng, cải tiến thiết kế la bàn.
Năm 1610 Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các Mặt Trăng của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Copernicus chống lại thuyết địa tâm Ptolemy và các lý thuyết của Aristote.
Quan điểm địa tâm đã là thống trị từ thời Aristotle, và sự tranh cãi nảy sinh sau khi Galileo trình bày thuyết nhật tâm như một minh chứng khiến giáo hội Công giáo Rôma cấm tuyên truyền nó, vì nó chưa được chứng minh theo kinh nghiệm ở thời điểm ấy và trái ngược với ý nghĩa của Kinh Thánh. Theo Thánh Vịnh 93:1, Thánh Vịnh 96:10, và  Sử biên niên 16:30 trong Kinh Thánh Kitô giáo Tây phương có đoạn nói rằng: "Chúa thiết lập Địa Cầu, Địa Cầu không lay chuyển". Cũng trong đoạn Thánh Vịnh 104:5 nói "Chúa lập Địa Cầu trên nền vững, không chuyển lay muôn thuở muôn đời!".
Galileo cuối cùng buộc phải từ bỏ thuyết nhật tâm của mình và sống những ngày cuối đời trong cảnh bị quản thúc tại gia theo lệnh của Toà án dị giáo La Mã.
Ngày 31 tháng 11 năm 1992, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã thể hiện sự hối tiếc về cách vụ Galileo được phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo
(còn nữa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét