Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

I- Vũ trụ quan khoa học (Tiếp)



2- Vũ trụ vĩ mô: bao gồm tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh v.v..., trong đó có Trái Đất.

Vũ trụ mà chúng ta đang sống là "Vũ trụ quan sát được" gồm tất cả mọi nơi có thể có tác động đến con người kể từ Vụ Nổ Lớn (Big Bang), chắc chắn là hữu hạn, do tốc độ truyền tương tác không vượt quá tốc độ ánh sáng.
Do giới hạn của vận tốc truyền ánh sáng mà chúng ta chỉ có thể quan sát một phần nhỏ của vũ trụ, được gọi là "Vũ trụ nhìn thấy" hay "Vũ trụ quan sát được". Đa số các nhà thiên văn dùng từ "Vũ trụ" khi nói đến "Vũ trụ quan sát được".
Theo thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang), vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô cùng nóng. Từ đó không gian đã mở rộng cùng với thời gian và làm cho các thiên hà di chuyển xa nhau hơn.
Do vũ trụ đã không ngừng nở, tại thời điểm hiện nay, rìa chân trời đã đi được đến khoảng cách khoảng 46,6 tỷ năm ánh sáng (4.4 × 10 lũy thừa 23 km),
(4.4 × 1023 km = 4.400.000.000.000.000.000.000.000 km)
 là bán kính của Vũ trụ quan sát được (tức là một khối cầu có tâm tại điểm quan sát của chúng ta trên Trái Đất). Như vậy, thể tích đồng hành của vũ trụ quan sát được là 4,2 × 10.lũy thừa 32 /năm ánh sáng khối. Chúng ta nằm ngay tại tâm của vũ trụ quan sát được, nhưng không phải tại tâm của toàn thể vũ trụ. Và do đó điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý Copernic, nói rằng vũ trụ là đồng nhất và không có tâm. Khi chúng ta nhìn càng xa, thì tức là chúng ta càng nhìn về quá khứ, và giới hạn là tại thời điểm khi Vụ Nổ Lớn (Big Bang) mới xảy ra. Vì ánh sáng chuyển động với cùng vận tốc theo mọi hướng đến chúng ta, do đó chúng ta nằm ở tâm của vũ trụ quan sát được.
Vũ trụ quan sát được chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, được nhóm lại trong quần thiên hà và siêu quần thiên hà. Những thiên hà điển hình bao gồm từ những thiên hà lùn với chỉ khoảng 10 triệu sao tới những thiên hà kềnh với một nghìn tỷ sao, tất cả quay xung quanh khối tâm của thiên hà. Như vậy từ những con số này có thể đưa ra một ước tính cho thấy rằng có khoảng một nghìn tỷ tỷ (1 và 21 số 0) sao. Theo một nghiên cứu năm 2010 bởi các nhà thiên văn học trong Vũ trụ quan sát được lên tới 300 nghìn tỷ tỷ (3×1 và 23 số 0) ngôi sao.
Toàn vũ trụ hay Đại vũ trụ (Omniverse) là toàn bộ khái niệm về tất cả các vũ trụ có thể, với tất cả các định luật có thể có của vật lý.

Hệ thống cấp bậc trong Toàn vũ trụ

Vũ trụ (Universe): Một vũ trụ, là một tổ chức không-thời gian cá biệt với số chiều không-thời gian cụ thể và tập hợp các định luật vật lý xác định. Vũ trụ khác có thể có số chiều không-thời gian và các định luật vật lý khác biệt so với vũ trụ của chúng ta.
Đa vũ trụ (Multiverse): Nhiều vũ trụ song song cùng tồn tại có các tính chất vật lý và định luật khác nhau.
Nguyên vũ trụ (Metaverse): Có cấu trúc là Đa vũ trụ và nó chuyển động trong Dị vũ trụ.
Dị vũ trụ (Xenoverse): Là một vũ trụ chưa rõ nhưng cấu trúc bên trong là Nguyên vũ trụ và Đa vũ trụ.
Siêu vũ trụ (Hyperverse): Chứa các Dị vũ trụ, Siêu vũ trụ có lẽ là chiếm ¼ tổng của Toàn vũ trụ, cũng không được nhầm lẫn với Hyperversus và kết thúc tắt của đa vũ trụ: Nguyên vũ trụ và Dị vũ trụ.
Toàn vũ trụ: (Omniverse) Toàn bộ vũ trụ hay đại vũ trụ, hay là tất cả các cấp của vũ trụ được phân loại theo các thuộc tính và phương thức hoạt động trong vũ trụ con của nó. Một số hoặc tất cả các vũ trụ có phương thức tồn tại có thể được hiện thực hóa.
Người ta có thể tưởng tượng Toàn vũ trụ như một cấu trúc cây: Toàn vũ trụ là thân cây, Nguyên vũ trụ là tập hợp của định luật chi phối sự hình thành của các cành, đa vũ trụ từng là một cành, và mỗi vũ trụ là một chiếc lá.
Vụ co lớn
Trong vũ trụ học, Vụ Co Lớn (tiếng Anh: the Big Crunch) là một giả thuyết về sự quy tụ của vũ trụ trở lại một điểm sau khi nó ngừng nở ra sau Vụ Nổ Lớn.
Tuy nhiên, các bằng chứng thực nghiệm (các quan sát về các siêu tân tinh được lấy làm ngọn nến mốc, hay nền vi sóng vũ trụ) cho thấy sự giãn nở của vũ trụ không bị chậm lại mà còn đang tăng tốc. Đa số các nhà thiên văn đã công nhận kết quả thực nghiệm về vũ trụ nở nhanh dần từ năm 2002.

Vũ trụ mà chúng ta đang ở chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, có 300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao nhưng nó chỉ như một chiếc lá trên cái cây Đại vũ trụ. Thế thì Đại vũ trụ nó rộng lớn đến thế nào!
Điều này đã cho ta một ý niệm: KHÔNG GIAN LÀ VÔ TẬN!
Mời các bạn xem tiếp phần II: Vũ trụ quan Phật giáo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét