II- Vũ trụ quan Phật giáo
Vũ trụ quan Phật giáo là vấn đề
cao siêu, rộng lớn được nói trong kinh Hoa nghiêm, tôi không dám bén mảng tới
đây. Giáo lý của Đức Phật mênh mông như nước đại dương, hiểu biết của tôi về
giáo lý ấy chỉ như một chút nước trong lòng chén, hiểu về Đại dương chỉ là:
"nước biển mặn mòi và đại dương mênh mông", chỉ vậy thôi. Tôi không
dám lạm bàn, chỉ xin được mượn đề tài “Vũ trụ quan Phật giáo” để nói nên một
chút cảm nhận của mình qua sự liên hệ giữa Phật pháp và khoa học, tạo cho mình
một niềm tin, tiếp thêm nghị lực sống cuối đời.
+ Trong kinh Di Đà Đức Phật nói đến
mười phương, nhưng trong các tập Văn khấn nôm, mở đầu các bài khấn thường có
câu: "Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật". Phật thì có
mười phương, nhưng trời chỉ có chín phương thôi, hình như nhân gian không chấp
nhận trời ở Hạ phương, tức là dưới chân ta có trời. Bây giờ tôi thử hình dung
trời ở dưới chân ta thế nào.
Giả sử tôi lấy 10 con búp bê nhựa
nhỏ, gắn vào 10 điểm trên quả địa cầu nhựa học đường, tượng trưng cho 10 người
đứng ở 10 điểm của Quả đất: Bắc cực, Nam cực, và 8 điểm trên đường xích đạo
tượng trưng cho 8 hướng, Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây
Nam. Quan sát thì thấy chỉ có người đứng ở Bắc cực là đầu hướng lên trời, người
ở Nam
cực đầu chúc xuống dưới, tám người khác thì nằm ngang, nhưng thực tế cả 10
người đều thấy trên đầu mình là bầu trời cao rộng... Giả thử có phép nhiệm mầu
làm cho thân tôi chui tụt xuống dưới, theo đường thẳng qua tâm trái đất vượt
sang phía bên kia, khi toàn thân tôi đã ra khỏi phía bên kia thì phía chân tôi
lại là bầu trời, phía đầu tôi là mặt đất, bắt buộc tôi phải quay 180 độ để chân
đứng đất, đầu đội trời, lúc này thì bầu trời ở chỗ tôi đứng trước lại là dưới
chân tôi, tức là Hạ phương cũng có trời. Các phương khác cũng tương tự.
Cái THẤY tuệ giác của Đức Phật trên
2500 năm trước là thế đấy!
+ Kinh Di Đà có câu: "Từ đây đi về phía Tây, qua mười muôn ức Phật độ có thế
giới tên là Cực Lạc..." Theo giảng giải của Trí Húc Đại sư: Phật độ là khu vực của một vị Phật hóa độ có một ngàn triệu
Trái đất, trong kinh Phật gọi là Tam thiên đại thiên thế giới.. Chữ Ức ở đây là 10 triệu, "mười muôn
ức" là một ngàn ngàn
triệu, hay một ngàn tỷ.
1.000.000.000.000 x
1.000.000.000 = 1.000.000.000.000.000.000.000
ngàn tỷ x 1 tỷ = 1 ngàn tỷ tỷ
trái đất
Theo một nghiên cứu năm 2010, Vũ
trụ mà chúng ta đang ở chứa nhiều hơn 80 tỷ thiên hà, có 300 nghìn tỷ tỷ ngôi
sao.
So sánh giữa "1 ngàn tỷ tỷ trái đất"
với "300 nghìn tỷ tỷ ngôi sao" thì khoảng cách đến cõi tịnh của Phật Di Đà cũng
chẳng thấm tháp vào đâu.
Hàng 1: Sao Mộc và Sao Thổ
Hàng 2: Sao Thiên Vương và Sao Hải
Vương
Hàng 3: Trái Đất, Sao Kim, Sao Hỏa,
Sao Thủy. Nhỏ bé, mờ nhạt cuối cùng là Sao Diêm Vương (đã bị loại khỏi danh sách
hành tinh của Hệ Mặt Trời năm 2006 để đưa vào nhóm các hành tinh lùn).
Trái Đất của chúng ta đặt cạnh Sao
Mộc thì chỉ như một đứa trẻ đứng cạnh "gã khổng lồ", nhưng Sao Mộc
cũng chỉ là một hành tinh của Hệ Mặt Trời chứ chưa được là "ngôi
sao". "ngôi sao" phải là những thiên thể đủ lớn để các phản ứng
hóa học trong đó phát ra ánh sáng (như Mặt Trời). Mặt Trời có khối lượng gấp
330.000 lần khối lượng Trái Đất còn đường kính gấp 109 lần đường kính Trái Đất
(có nghĩa là có thể đặt hơn 1 triệu khối cầu như Trái Đất vào bên trong Mặt
Trời), mà Mặt Trời cũng chỉ là một sao thuộc dãy sao lùn vàng, nghĩa là nó rất
nhỏ bé trong gia đình "300 nghìn tỷ tỷ
ngôi sao". So sánh khoảng cách đến cõi
Tịnh của Đức Di Đà "1 ngàn tỷ tỷ trái
đất" với các số liệu trên thì nó chẳng
thấm tháp vào đâu.
(còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét