B.2.752- BƯỚM ĐEN ĐỐM VÀNG
Sưu tập :
4- Phân họ Charaxinae
1- Chi Polyura
B.2.752- Bướm đen đốm vàng - Polyura athamas
Đặc điểm nhận dạng: Giống Polyura có 10 loài ở Việt Nam, P.athamas là loài phổ biến nhất. Giống này có nhiều đặc điểm tương tự giống Charaxes, nhưng cánh sau có hai đuôi ngắn và kiểu màu sắc khác hẳn giống Charaxes. Mặt trên P.athamas màu đen với một vạch rộng màu vàng xanh lục hơi nhạt chạy ngang qua hai cánh. Mặt dưới tương tự mặt trên nhưng ở phía ngoài vạch xanh có các hoa văn phức tạp hơn mặt trên và màu nền nhạt hơn. Còn hình chiếu của mặt trên xanh lục thì ở mặt dưới xanh da trời nhạt và dải viền mép ngoài cánh sau màu nâu đỏ nhạt. Sải cánh: 60-70mm.
Sinh học sinh thái: Bay rất nhanh. Tập tính và nơi gặp tương tự giống Charaxes. Đẻ trứng trên giống cây Sống rận ( Albizzia), họ Đậu ( Fabaceae). Cả bướm đực và bướm cái có thể dễ dàng gặp ở rừng thứ sinh gần suối, bướm cái lớn hơn chút ít. Bướm có cánh khỏe và bay nhanh. Chúng bị hấp dẫn bởi mùi quả thối, phân chim và động vật. Bướm tụ tập theo đàn lẫn với các loài bướm khác. Bướm cái đẻ trứngtrên một số cây thuộc họ Đậu Fabaceae như Bồ kết Gleditsia fera, Keo dậu Leucaena leucocephala và Lim vàng.
Phân bố ở nhiều độ cao khác nhau trong các khu rừng tái sinh và đặc biệt phong phú ở các trảng cỏ, bụi cây có độ cao dưới 700m.
Phân bố: Từ Sikkim tới Mianma, Trung Quốc, Thái lan, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Việt Nam.
Giá trị, tình trạng và biện pháp bảo vệ: Là loài thường gặp và có phổ phân bố khá rộng. Có thể nhân nuôi loài này trong trang trại.
Nguồn : SVRVN & Internet
Blogger của Bùi Xuân Phượng - Một lão nông dân sinh năm 1938 yêu thơ, yêu thiên nhiên - - - - Địa chỉ: thôn Bình Phiên, xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. - - - Email: buixuanphuong09@yahoo.com.vn ; buixuanphuong09@gmail.com
Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2020
B.2.752- BƯỚM ĐEN ĐỐM VÀNG
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét