127- HOA CỨT LỢN
Ageratum conyzoides : Cỏ Cứt lợn, Cỏ hôi
HOA CỨT LỢN
Tên Cứt lợn vô cùng xấu xí
Em vì đời sá kể chi thân
Nhỏ nhoi hoa tím vườn hoang
Vì đời em phải đa mang cứu người.
BXP
Sưu tập
Cây hoa Cứt lợn tên khoa học Ageratum conyzoides L.,thuộc chi Ageratum, họ Cúc Asteraceae, Bộ Asterales Bộ Cúc
Cây hoa Cứt lợn còn gọiCây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi. Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông.Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Loài cây này có mùi rất hắc khi vò ra nhưng lại có mùi thơm khi nấu. Cây mọc hoang khắp nơi. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng loài cây này như một vị thuốc quí để chữa rất nhiều loại bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc phần cây trên mặt đất. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi. Theo đông y, cây cỏ hôi có vị cay, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng. Thường được dùng chữa viêm họng do lạnh, chữa rong huyết cho phụ nữ sau sinh, viêm đường tiết niệu ... Đặc biệt, qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy trong nước ép cây cỏ hôi có chất kháng khuẩn chống viêm, chống phù nề, ngoài ra có tinh dầu nên có tác dụng xông trong các trường hợp viêm mũi xoang.
Ghi chú: Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. - cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét