Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

212-SAMU (Sa Mộc)

212-SAMU (Sa Mộc)


hàng cây SaMu ven hồ Xuân Hương duy nhất ở Dalat

lá hoa, trái non
[img]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/35/Cunninghamia_lanceolata1.jpg/220px-Cunninghamia_lanceolata1.jpg[/img]
Nón cái của C. lanceolata
[img]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/81/Cunninghamia_lanceolata0.jpg/220px-Cunninghamia_lanceolata0.jpg[/img]
Cụm các nón đực của C. lanceolata
SAMU (Sa Mộc)
Quê em Đà Lạt mây Thu
Nghiêng mình soi bóng bên hồ Xuân Hương
Gỗ tốt lại có mùi thơm
Xây dựng đền miếu, cũng làm... áo quan.
BXP
Sưu tập
Sa mộc tên khoa họcCunninghamia lanceolata, chiCunninghamia Sa mộc,họCupressaceae Hoàng đànbộ Pinales Tùng bách 
Dáng cây hình nón với các cành ngang mọc thành tầng, thông thường hơi rủ xuống ở phía đầu cành, lá kim với ngạnh mềm, dai như da, cứng, màu xanh lục, mọc vòng xung quanh thân theo hình cung đi lên. Tán lá có thể trở thành màu nâu đồng khi thời tiết quá lạnh. Các nón nhỏ và không dễ thấy khi thụ phấn vào cuối mùa đông, các nón đực mọc thành cụm khoảng 10-30 nón, còn các nón cái mọc đơn lẻ hoặc 2-3 nón cùng nhau. Các nón hình trứng hoặc hình cầu, với các vảy mọc xoắn; mỗi vảy chứa 3-5 hạt, chín sau 7-8 tháng. Chúng thường phát triển nhanh trên các cây do người trồng, nhưng lại hiếm ở cây mọc hoang, và có thể là giống cây trồng được chọn lọc để dễ dàng nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng trong trồng rừng.
Khi cây càng lớn thì thân của nó có xu hướng tạo ra các chồi rễ mút xung quanh gốc khi bị các vết thương ở thân hay rễ, các chồi rễ mút này có thể phát triển để tạo thành cây nhiều thân. Vỏ của các thân cây lớn có màu nâu dễ dàng bị lột ra để lộ phần vỏ bên trong màu nâu đỏ.
Gỗ sa mộc mềm, có hương thơm và khá bền, là loại gỗ được đánh giá cao, dùng trong xây dựng đền miếu và sản xuất các loại quan tài. Nó cũng được trồng làm cây cảnh trong các công viên và các khu vườn lớn, tại đây thông thường nó cao khoảng 15-30 m.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét