Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

3- HỌ BÁCH TÁN ARAUCARIACEAE

3- HỌ BÁCH TÁN ARAUCARIACEAE
Họ Bách tán Araucariaceae là một họ rất cổ trong số các nhóm thực vật quả nón, đạt tới sự đa dạng lớn nhất trong kỷ Jura và kỷ Phấn trắng, khi mà chúng có mặt gần như khắp mọi nơi trên toàn thế giới, nhưng chủ yếu là trên lục địa Gondwana. Ngày nay, họ này còn 3 chi gồm AgathisAraucaria và Wollemia, với khoảng 41 loài, phân bổ chủ yếu tại Nam bán cầuở Việt Nam chỉ có một chi Araucaria.
*Cây BÁCH TÁN Bổ xungBài 141
Bách tán Chile, (Araucaria araucana)
Bách Tán Nam, Vương Tùng, Tùng Nhật Araucaria columnaris
Tùng bách tán
Araucaria excelsa hayAraucaria heterophylla. Còn gọi là Vương Tùng.
 
Bách tán
1. Nón cái; 2. Nhánh mang bông bào tử đực
 
BÁCH TÁN

Em Bách tán vốn quê Nam cực
Sinh trưởng nhanh, gỗ tốt dựng xây
Người yêu trồng cảnh nơi này
Trồng đất, trồng chậu vẫn ngây mắt người.
BXP
Sưu tập
Cây bách tántên khoa học Araucaria encelsa R.B chi Araucariavương tùng, họ Bách tán Araucariaceaebộ Pinales Tùng bách
Cây gỗ thường xanh, cao trên 60 m, đường kính 200 cm. Thân có những vòng thật và giả hình thành trong từng năm. Cành mọc vòng nằm ngang thường 6 cái một chồng lên nhau, càng lên cao càng ngắn dần tạo thành tán hình tháp (nên có tên là BT). Lá hình mác, xếp sít nhau theo hình xoắn ốc. Nón cái hình bầu dục gồm nhiều vảy hạt, mỗi vảy có một noãn phát triển thành hạt lớn. Nón chín to tới 30 cm. Nguồn gốc ởTân Calêđôni (Nouvelle -Caledonie).. Trồng bằng hạt hoặc giâm cành. Sinh trưởng tương đối nhanh. BT cho gỗ quý dùng trong xây dựng. Vỏ cho dầu dùng trong công nghiệp và y dược. Sử dụng làm cây cảnh ở Việt Nam và nhiều nướcỞ ta cây ra hoa mà quả cho hạt thường không có nhân nên gieo không được, phải nhập hạt từ Thụy Điển hay Thụy Sĩ đặc biệt cây này rất khó chiết và giâm cành. Hiện nay, người làm cây cảnh đã giâm chiết được. Nếu muốn chiết hay giâm cần cắt ngọn cho cây phát nhiều nhánh mọc thẳng và chiết các nhánh đó phải tỉa các nhánh tới sát thân cành, lấy được một chút vỏ của thân. Dùng thuốc kích thích ra rễ mới dễ sống. Mùa chiết giâm nên vào đầu mưa xuân. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét